Tiếng mẹ đẻ có vai trò quan trọng trong việc phát triển giáo dục của Việt Nam

(VOV5) -  Với sự hỗ trợ của Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF), Việt Nam thử nghiệm thành công một sáng kiến hành động nghiên cứu cho việc giáo dục song ngữ dựa trên tiếng mẹ đẻ tại ba tỉnh Lào Cai, Gia Lai và Trà Vinh từ năm 2008.


Trong thông điệp nhân nhân kỷ niệm lần thứ 15, Ngày quốc tế tiếng mẹ đẻ (ngày 21/2), Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hợp quốc (UNESCO) nhấn mạnh: Giáo dục bằng ngôn ngữ tiếng mẹ đẻ là một phần thiết yếu của việc tập trung mạnh mẽ hơn nữa vào công tác giảng dạy đào tạo, cải biên các phiên bản khác nhau của chương trình học và tạo ra những môi trường học tập phù hợp.

Tiếng mẹ đẻ có vai trò quan trọng trong việc phát triển giáo dục của Việt Nam - ảnh 1
Các em nhỏ tại xã Mường Lý, huyện Mường Lát, Thanh Hóa được nhận cặp sách do báo điện tử Dân trí tặng tháng 6/2013 (Ảnh: dantri)


Với sự hỗ trợ của Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF), Việt Nam thử nghiệm thành công một sáng kiến hành động nghiên cứu cho việc giáo dục song ngữ dựa trên tiếng mẹ đẻ tại ba tỉnh Lào Cai, Gia Lai và Trà Vinh từ năm 2008. Kinh nghiệm từ các trường mầm non và tiểu học tham gia thử nghiệm sáng kiến này đã chứng minh rằng việc học tập của trẻ em dân tộc thiểu số được giảng dạy bằng tiếng mẹ đẻ đạt có kết quả cao. Ông Abdel-Youssouf Jelil, Trưởng đại diện của UNICEF tại Việt Nam, khẳng định: sáng kiến giảng dạy bằng tiếng mẹ đẻ, cùng với chính sách quốc gia và đầu tư công mạnh mẽ cho giáo dục, Việt Nam đã có một cơ hội quan trọng để tiếp tục gìn giữ sự đa dạng ngôn ngữ và văn hóa của mình.

Ngày quốc tế tiếng mẹ đẻ lần đầu tiên được công bố bởi UNESCO vào tháng 11 năm 1999. Ngày quốc tế tiếng mẹ đẻ đã được kỷ niệm hàng năm kể từ tháng 2 năm 2000 để thúc đẩy ngôn ngữ và sự đa dạng ngôn ngữ và văn hóa./.
Tin liên quan

Phản hồi

Các tin/bài khác