Trưởng Ban Kinh tế Trung ương: Nghị quyết Trung ương 6 khóa XIII là kim chỉ nam để cụ thể hóa các chủ trương của Đảng

(VOV5) - Đây là Nghị quyết chuyên đề đầu tiên của Đảng về Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá đất nước."

"Tiếp tục chương trình hội nghị toàn quốc nghiên cứu, học tập, quán triệt các Nghị quyết quan trọng tại hội nghị lần thứ 6 Ban chấp hành Trung ương Đảng khoá XIII, hôm nay, các đại biểu sẽ nghe chuyên đề: “Tiếp tục đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045”. Đây là Nghị quyết chuyên đề đầu tiên của Đảng về Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá đất nước."

Trưởng Ban Kinh tế Trung ương: Nghị quyết Trung ương 6 khóa XIII là kim chỉ nam để cụ thể hóa các chủ trương của Đảng - ảnh 1Uỷ viên Bộ Chính Trị, Trưởng ban Kinh tế Trung ương Trần Tuấn Anh. Ảnh: VOV

Ông Trần Tuấn Anh, Trưởng Ban Kinh tế Trung ương, cho biết Nghị quyết là kim chỉ nam để cụ thể hóa các chủ trương của Đảng nêu trong Văn kiện Đại hội Đảng lần thứ XIII, Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2021-2030. Đây là cơ sở, căn cứ chính trị quan trọng trong việc định hướng những tư duy mới, chủ trương, nhiệm vụ, giải pháp mới, tạo động lực thúc đẩy công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước:  "Quan điểm thứ nhất, làm rõ nội hàm nhận thức về công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước, là “quá trình chuyển đổi căn bản, toàn diện nền kinh tế và đời sống xã hội dựa chủ yếu vào sự phát triển của công nghiệp và dịch vụ trên nền tảng của khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo”. Thống nhất nhận thức về vai trò, vị trí và tầm quan trọng của công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước với sự phát triển kinh tế - xã hội, coi “là nhiệm vụ trung tâm của chiến lược phát triển kinh tế - xã hội đất nước, xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ, và chủ động, tích cực hội nhập quốc tế sâu rộng, phát triển nhanh và bền vững, trở thành nước phát triển, có thu nhập cao”. 

Quan điểm thứ hai, nhấn mạnh quan điểm xuyên suốt của Đảng coi việc đẩy mạnh công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước là sự nghiệp của toàn dân và của cả hệ thống chính trị. Quan điểm thứ ba, xác định nội dung và yêu cầu then chốt “phải khai thác và phát huy tốt nhất mọi tiềm năng, lợi thế của đất nước, của từng vùng và địa phương; chuyển dịch nhanh từ gia công, lắp ráp sang chế tạo, chế biến, thiết kế và sản xuất tại Việt Nam; tập trung phát triển một số ngành dịch vụ có lợi thế, có hàm lượng tri thức và công nghệ cao, chú trọng đẩy mạnh dịch vụ hóa các ngành công nghiệp."

Ông Trần Tuấn Anh nhấn mạnh lộ trình, bước đi trong thực hiện công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước phải có trọng tâm, xác định các lĩnh vực ngành nghề cần ưu tiên phát triển; chủ động và tích cực hội nhập kinh tế quốc tế; khơi dậy khát vọng phát triển, tinh thần khởi nghiệp quốc gia, đổi mới sáng tạo; phát huy giá trị văn hóa cả truyền thống và hiện đại, bản lĩnh và trí tuệ con người Việt Nam và giai cấp công nhân hiện đại; vai trò xung kích của đội ngũ trí thức và doanh nhân Việt Nam.

Tin liên quan

Phản hồi

Các tin/bài khác