Khai hội Gầu Tào của đồng bào Mông

(VOV5) - Mở đầu lễ hội là nghi thức cúng, được thực hiện theo phong tục của đồng bào Mông, với nội dung: Tạ ơn thần núi, thần đất, thần trời, thần suối.

Hôm qua (18/2) (tức mùng 9 tháng Giêng), tại huyện Trạm Tấu, tỉnh Yên Bái diễn ra lễ hội Gầu Tào năm 2024. Đây là lễ hội lớn nhất trong năm được huyện vùng cao này tổ chức, mang đậm bản sắc văn hóa truyền thống dân tộc Mông cả nước nói chung, người Mông ở Trạm Tấu nói riêng.

Khai hội Gầu Tào của đồng bào Mông - ảnh 1Lễ hội Gầu Tào ở xã Tà Mung, huyện Than Uyên, tỉnh Lai Châu thu hút đông đảo người dân và du khách tham gia. Ảnh: Việt Dũng/TTXVN

Mở đầu lễ hội là nghi thức cúng, được thực hiện theo phong tục của đồng bào Mông, do nghệ nhân Giàng A Su thực hiện với nội dung: Tạ ơn thần núi, thần đất, thần trời, thần suối đã ban cho đồng bào các dân tộc huyện Trạm Tấu một năm tốt lành, mùa màng bội thu; đồng thời, cầu xin thần linh tiếp tục phù hộ cho đồng bào một năm mới nhiều may mắn, thành công, nhiều sức khỏe.

Sau phần lễ là phần hội với các tiết mục văn nghệ và các môn thể thao truyền thống, như: kéo co, đẩy gậy, đánh quay, lẩy pao, thi giã bánh dày... thu hút đông đảo người dân các dân tộc ở 10 xã vùng cao trong huyện tham gia. Hòa trong không gian rộng lớn, rực rỡ sắc màu là niềm vui, niềm tự hào, thể hiện tinh thần đoàn kết các dân tộc huyện Trạm Tấu nói riêng, tỉnh Yên Bái nói chung cùng xây dựng bản làng, quê hương ngày càng phát triển, ấm no, hạnh phúc.

Trong khi đó, tại tỉnh Lai Châu, trong hai ngày 17/2 và 18/2, Lễ hội Gầu Tào diễn ra ở nhiều địa phương trên địa bàn tỉnh.

Tin liên quan

Phản hồi

Các tin/bài khác