Trưng bày trên 200 đầu mục tư liệu kinh sách, thư tịch cổ

(VOV5) - Triển lãm mở cửa đến ngày 10/1/2024.
Chiều qua (30/12), tại Chùa Hồng Đức, thành phố Huế, Học viện Phật giáo Việt Nam tại Huế phối hợp với Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Thừa Thiên - Huế, khai mạc triển lãm tư liệu về Thiền phái Liễu Quán với chủ đề ;Bảo đạc trường minh; (có nghĩa là: chuông báu vang mãi; hay  Pháp âm của Tổ sư vang mãi.
Trưng bày trên 200 đầu mục tư liệu kinh sách, thư tịch cổ - ảnh 1Du khách tham quan triển lãm. Ảnh: TTXVN
Triển lãm trưng bày trên 200 đầu mục tư liệu gồm kinh sách, thư tịch cổ liên quan đến Tổ sư Liễu Quán và lịch đại Tổ sư truyền thừa. Đặc biệt, lần đầu tiên trưng bày bức hoành chùa Viên Thông do Chúa Nguyễn Phúc Chu ban; kinh sách do Tổ sư Thiệt Diệu Liễu Quán truyền dạy, hộ trì in ấn lưu hành; bia tháp ngài Tử Dung. Triển lãm cũng trưng bày trên 100 bức hình về các ngôi cổ tự, bảo tháp, pháp tượng, pháp khí,... liên quan đến quá trình học đạo, hành đạo của Tổ sư Liễu Quán và các thế hệ truyền thừa, trải dài từ Thanh Hóa đến các tỉnh miền Tây Nam Bộ. Thượng tọa Thích Không Nhiên, Phó Viện trưởng Học viện Phật giáo Việt Nam tại Huế, cho biết: “Cùng với hệ thống kinh điển tại triển lãm này, chúng tôi triển lãm hệ thống châu bản Triều Nguyễn. Và hệ thống châu bản Triều Nguyễn ở đây không chỉ gói gọn từ thời Gia Long mà chúng tôi triển lãm những châu bản từ thời chúa Nguyễn Phúc Chu, tối thiểu có đến 4 châu bản liên quan. Các văn bản này gắn liền với những vấn đề giao dịch dân sự của chính quyền thời chúa Nguyễn đối với các chùa và cấp cho
các chùa lưu giữ bằng các châu phê bằng mực son của chúa".
Triển lãm góp phần làm sáng tỏ công hạnh của đức Tổ sư Thiệt Diệu Liễu Quán và lịch đại Tổ sư thiền phái qua 5 nhánh truyền thừa chính của các ngài. Tổ sư Thiệt Diệu Liễu Quán (1667-1742) là vị Sơ tổ của Thiền phái Liễu Quán, một dòng thiền thuần Việt ra đời vào đầu thế kỷ XVIII tại Đàng Trong.
Tin liên quan

Phản hồi

Các tin/bài khác