ASEAN và cuộc chiến chống đại dịch COVID-19

(VOV5) - UNDP đánh giá cao sáng kiến của Việt Nam khi đã đăng ký với WHO để trở thành một trong các trung tâm tiềm năng sản xuất vaccine cho Việt Nam và khu vực.

Ngày 26/05, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn (Đại học Quốc gia Hà Nội) phối hợp với Tổ chức Konrad Adenauer Stiftung (Cộng hoà Liên bang Đức) tổ chức tọa đàm trực tuyến với chủ đề “ASEAN và cuộc chiến chống đại dịch COVID-19”.

ASEAN và cuộc chiến chống đại dịch COVID-19 - ảnh 1Bà Caitlin Wiesen, Trưởng đại diện thường trú Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) tại Việt Nam. Ảnh tư liệu: Thống Nhất/TTXVN

Tại cuộc tọa đàm, các chuyên gia quốc tế và trong nước phân tích các tác động khác nhau của dịch COVID-19 đối với các quốc gia trong ASEAN, cách đối phó với dịch bệnh của các nước, việc hợp tác ASEAN trong ứng phó với dịch bệnh. Theo các chuyên gia, để kiểm soát được dịch COVID-19, các nước ASEAN cần hướng tới việc tiếp cận các nguồn vaccine để tiêm chủng trên diện rộng, tiến tới miễn dịch cộng đồng vào năm 2022; tìm kiếm các giải pháp ứng phó, các gói kích thích kinh tế và hy vọng sẽ dỡ bỏ các biện pháp đóng cửa, giãn cách xã hội, khôi phục các hoạt động kinh tế trong thời gian không xa.

Bà Caitlin Wiesen, Trưởng đại diện thường trú Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) tại Việt Nam, cho biết việc Việt Nam có kế hoạch thiết lập Quỹ Vaccine trị giá 1 tỷ USD, Quốc hội dành ra 500 triệu USD để đẩy nhanh tốc độ mua vaccine từ các nguồn khác nhau.
Đây là những chiến lược quan trọng để phòng, chống đại dịch COVID-19 trong giai đoạn mới. Đồng thời, Việt Nam cũng hướng tới mục tiêu tự lực sản xuất vaccine. UNDP đánh giá cao sáng kiến của Việt Nam khi đã đăng ký với WHO để trở thành một trong các trung tâm tiềm năng sản xuất vaccine cho Việt Nam và khu vực.

Tin liên quan

Phản hồi

Các tin/bài khác