Cận cảnh pho tượng Quan âm được khắc niên đại sớm nhất Việt Nam

(VOV5) -Pho tượng Quan Thế Âm bằng đá thời Lê Sơ, niên đại 1449 vừa được Nhà nước công nhận bảo vật Quốc gia.

Pho tượng Quan Thế Âm bằng đá thời Lê Sơ, niên đại 1449 vừa được Nhà nước công nhận bảo vật Quốc gia, có giá trị đặc biệt quan trọng trong nghiên cứu lịch sử Phật giáo, lịch sử tạo tượng Việt Nam nói chung.

Cận cảnh pho tượng Quan âm được khắc niên đại sớm nhất Việt Nam - ảnh 1
Ngày 4/11, Lễ đón nhận Quyết định của Thủ tướng Chính phủ với bảo vật Quốc gia tượng Quan Thế Âm tại chùa Cung Kiệm, phường Nhân Hòa (thị xã Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh) hiện được bảo quản trong khám, đặt trên bục cao, gian bên phải tòa Thượng điện.
Cận cảnh pho tượng Quan âm được khắc niên đại sớm nhất Việt Nam - ảnh 2
Pho tượng có kết cấu gồm hai phần: Thân tượng và bệ tượng. Tính đến hiện nay pho tượng Quan âm chùa Cung Kiệm là pho tượng đá duy nhất được tạo tác từ hai khối tách rời gồm phần thân tượng và bệ tượng.
Cận cảnh pho tượng Quan âm được khắc niên đại sớm nhất Việt Nam - ảnh 3
Pho tượng cao 88,7cm gồm 2 phần chính: Phần bệ cao 36,9cm và phần thân tượng cao 51,8cm. Tượng được tạo tác trong tư thế ngồi thiền, bán kiết già, đường nét chạm khắc tinh tế, mềm mại.
Cận cảnh pho tượng Quan âm được khắc niên đại sớm nhất Việt Nam - ảnh 4
Chạm nổi đôi thủy quái nâng đài sen với những đường nét tinh xảo.
Cận cảnh pho tượng Quan âm được khắc niên đại sớm nhất Việt Nam - ảnh 5
Cận cảnh pho tượng Quan âm được khắc niên đại sớm nhất Việt Nam - ảnh 6
Điểm độc đáo đáng chú ý của pho tượng Quan Âm chùa Cung Kiệm là phần minh văn khắc trên tượng. Giới nghiên cứu đã xác định có tất cả 67 chữ Hán, trong đó 39 chữ khắc trên lưng tượng và 28 chữ khắc trên bệ tượng. Phần minh văn cung cấp thông tin về niên đại tạo tác, địa chỉ, tên các tín chủ công đức.
Cận cảnh pho tượng Quan âm được khắc niên đại sớm nhất Việt Nam - ảnh 7
Đây là pho tượng Quan Âm bằng đá duy nhất tạo hình bệ tượng với sự xuất hiện của đôi thủy quái đang trong tư thế ngóc cao đầu, vượt lên sóng biển, ngoảnh mặt vào nhau cùng đội đài sen. Hình tượng này có nguồn gốc từ truyền thuyết Quan Âm Quá Hải trong kinh Phật kể về tích Quan Âm vượt biển nhìn xuống dưới thấy đám thủy quái đang hoành hành dữ dội. Bà đã ra tay cứu vớt chúng sinh và thuần phục đám thủy quái.
Cận cảnh pho tượng Quan âm được khắc niên đại sớm nhất Việt Nam - ảnh 8
Như vậy, tượng Quan Thế Âm chùa Cung Kiệm là pho tượng chất liệu đá được khắc niên đại sớm nhất (năm 1449), đồng thời là pho tượng Quan Âm thời Lê Sơ duy nhất được biết đến. Điều này có giá trị đặc biệt quan trọng trong nghiên cứu lịch sử Phật giáo, lịch sử tạo tượng Việt Nam nói chung và lịch sử tín ngưỡng thờ Quan Âm của người Việt nói riêng.
Cận cảnh pho tượng Quan âm được khắc niên đại sớm nhất Việt Nam - ảnh 9
Ngày 4/11, ông Nguyễn Xuân Trung – Phó Giám đốc Sở Văn hoá thể thao và Du lịch tỉnh Bắc Ninh cùng đại diện lãnh đạo UBND thị xã Quế Võ trao quyết định công nhận tượng Quan Thế Âm chùa Cung Kiệm đã được Thủ tướng Chính phủ công nhận là Bảo vật quốc gia, Quyết định số 41/QĐ-TTg ngày 30 tháng 01 năm 2023.
Cận cảnh pho tượng Quan âm được khắc niên đại sớm nhất Việt Nam - ảnh 10
Tại lễ đón nhận quyết định có đông đảo quần chúng nhân dân gần xa đến chung vui.
Tin liên quan

Phản hồi

Các tin/bài khác