Đề xuất cơ chế, chính sách, giải pháp mang tính lâu dài, phù hợp với thực tiễn vùng ĐBSCL

(VOV5) -Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc yêu cầu Bộ Giao thông vận tải thực hiện cam kết để đến cuối năm 2020 thông tuyến cao tốc Trung Lương-Mỹ Thuận,.

Chiều 5/4, tại Thành phố Cần Thơ, nhân dịp về dự mừng Tết cổ truyền Chol Chnam Thmay năm 2019 ở một số tỉnh phía Nam, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc chủ trì cùng lãnh đạo các bộ, ngành làm việc với lãnh đạo các địa phương vùng đồng bằng sông Cửu Long về việc triển khai nhiệm vụ phát triển vùng thời gian qua.

Cùng dự có Phó Thủ tướng Chính phủ Trương Hòa Bình, Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Trần Thanh Mẫn.

Phát biểu khai mạc buổi làm việc, Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình đề nghị các địa phương, bộ ngành thảo luận về mô hình phát triển của vùng, đề xuất các cơ chế, chính sách, giải pháp mang tính lâu dài, phù hợp với thực tiễn của vùng.

Đề xuất cơ chế, chính sách, giải pháp mang tính lâu dài, phù hợp với thực tiễn vùng ĐBSCL - ảnh 1Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hoà Bình tại cuộc làm việc. Ảnh: VGP/Lê Sơn 

Báo cáo tại buổi làm việc, Bộ trưởng Bộ giao thông vận tải Nguyễn Văn Thể cho biết vùng đồng bằng sông Cửu Long đã có các tuyến quốc lộ quan trọng theo trục dọc và ngang; có hệ thống đường thủy nội địa; 4 cảng hàng không; hàng hải và đường sắt. Tuy vậy một số đoạn vẫn đang trong quá trình đầu tư và cần đẩy mạnh đầu tư để phát triển đồng bộ hạ tầng giao thông vùng như nâng cấp quốc lộ 1, đẩy nhanh triển khai cao tốc Trung Lương-Mỹ Thuận, cầu Mỹ Thuận 2, đoạn Mỹ Thuận-Cần Thơ, cao tốc Bắc-Nam phía Tây, một số dự án tuyến cao tốc trục ngang...

Sau khi nghe Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể báo cáo, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc yêu cầu Bộ Giao thông vận tải thực hiện cam kết để đến cuối năm 2020 thông tuyến cao tốc Trung Lương-Mỹ Thuận, tiến tới triển khai tuyến cao tốc Cần Thơ-Cà Mau: “Tôi xin nói với các đồng chí rằng những điều gì Bộ Giao thông vận tải kiến nghị về tuyến này chúng tôi giải quyết hết, bây giờ chỉ tổ chức thực hiện mà thôi. Cũng như là các tuyến khác của 5 hệ thống giao thông của Việt Nam phải được áp dụng ở đây, kể cả đường sắt. Không có giao thông không phát triển được. Đây là nguyện vọng chính đáng của hơn 20 triệu đồng bào khu vực Tây Nam bộ. Còn việc kết nối các tỉnh miền Tây, miền Đông với Thành phố Hồ Chí Minh, chúng tôi sẽ có một hội nghị kết nối các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long và Đông Nam bộ với Thành phố Hồ Chí Minh trong thời gian tới. Các vành đai, các tuyến quan trọng kết nối, vì đây là trung tâm thương mại lớn, đông dân cư, tiêu thụ lớn.” 

Tại buổi làm việc, các địa phương trong vùng đề nghị Chính phủ quan tâm hỗ trợ vùng phát triển mạnh các lĩnh vực công nghiệp và dịch vụ thay vì phụ thuộc lớn vào sản xuất nông nghiệp; thu hút đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp để có đầu ra tốt và có giá trị gia tăng cao, thúc đẩy phát triển nông nghiệp bền vững.

Tin liên quan

Phản hồi

Các tin/bài khác