Xây dựng cơ chế thí điểm phát triển mô hình kinh tế tuần hoàn đảm bảo đồng bộ, khả thi

(VOV5) - Kinh tế tuần hoàn là mô hình kinh tế chú trọng việc quản lý và tái tạo tài nguyên theo 1 vòng khép kín nhằm tránh tạo ra phế thải. 

Bộ Kế hoạch và Đầu tư đang gấp rút xây dựng và hoàn thiện Dự thảo Nghị định về cơ chế thử nghiệm phát triển kinh tế tuần hoàn. Việc xây dựng cơ chế này sẽ tạo động lực cho doanh nghiệp và nhà đầu tư chuyển đổi, phát triển thử nghiệm các ý tưởng, sáng kiến kinh tế tuần hoàn.

Xây dựng cơ chế thí điểm phát triển mô hình kinh tế tuần hoàn đảm bảo đồng bộ, khả thi - ảnh 1

Đề án phát triển kinh tế tuần hoàn ở Việt Nam đã được phê duyệt theo Quyết định số 687 năm ngoái, của Thủ tướng Chính phủ. Đây là một trong những nỗ lực quan trọng đầu tiên nhằm xác định lộ trình, yêu cầu và định hướng phát triển kinh tế tuần hoàn ở Việt Nam. Cũng tại Quyết định này, Thủ tướng Chính phủ đã giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì xây dựng Nghị định về cơ chế thử nghiệm phát triển kinh tế tuần hoàn ở Việt Nam.

Dự thảo Nghị định đề xuất tập trung thử nghiệm phát triển kinh tế tuần hoàn. Các ngành được lựa chọn thử nghiệm là các ngành có thể sớm tạo động lực cho phục hồi tăng trưởng. Các công cụ chính sách được thử nghiệm phải bảo đảm tập trung, thực chất, hiệu quả, đáp ứng với đòi hỏi cấp thiết của bối cảnh hiện nay. Ông Nguyễn Hoa Cương, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương, cho rằng: "Thời gian thử nghiệm (hỗ trợ mô hình kinh tế tuần hoàn) khoảng 5 năm, nhưng rõ ràng đối với Việt Nam sẽ làm quá trình dài hơi, đặc biệt trong bối cảnh Thủ tướng Chính phủ đã có cam kết lịch sử với Hội nghị các Bên tham gia Công ước Khung của Liên Hợp Quốc về Biến đổi khí hậu lần thứ 26 (COP26) tại Anh, là vào năm 2050 phải giảm phát thải về 0. Vì vậy, cho nên rất quan trọng trong việc xây dựng chính sách chung, từ cam kết lãnh đạo Chính phủ, Bộ, ngành, cũng như là xây dựng các chính sách cụ thể trong từng ngành để đảm bảo áp dụng kinh tế tuần hoàn".  

Tin liên quan

Phản hồi

Các tin/bài khác