Những tác phẩm mang nặng hồn quê

Nói đến sự phát triển của âm nhạc Việt Nam là nói tới sự đóng góp của biết bao thế hệ nhạc sĩ ở trong nước và có phần không nhỏ của các thế hệ nhạc sĩ, nghệ sĩ người Việt ở hải ngoại. Ở Cộng hoà Liên bang Nga có rất nhiều các nghệ sĩ, nhạc sĩ Việt Nam đã làm rạng danh cho nền âm nhạc nước nhà. Trong số đó có hai nhạc sĩ - nghệ sĩ là Hội viên của Hội Nhạc sĩ Việt Nam. Đó là Nhạc sĩ nghệ sĩ Công huân Liên bang Nga - Nguyễn Lân Tuất và nhạc sĩ Phạm Hồng Hà.

Mỗi người có một cuộc sống, công việc làm khác nhau. Tuy nhiên bằng tình yêu âm nhạc và tự tình dân tộc nên họ đều mong  muốn góp phần mình vào việc giới thiệu, quảng bá âm nhạc Việt Nam ra thế giới.

 Những tác phẩm mang nặng hồn quê - ảnh 1
         Nhạc sĩ Phạm Hồng Hà


Người mà chúng tôi muốn nói tới là nhạc sĩ Phạm Hồng Hà, hiện đang sống và làm việc tại Matxcova – Liên bang Nga. Ông đến với âm nhạc từ rất sớm với một mơ ước được trở thành nghệ sĩ chơi đàn Piano và sáng tác nhạc. Ông bảo, ngày bé, ông luôn có một khao khát mãnh liệt và sau này sẽ được làm chủ những âm thanh, nhưng rất tiếc, số phận đã không chiều theo ý muốn ấy.

Đam mê là vậy, nhưng cái sự học hành lại đưa Phạm Hồng Hà trở thành một cán bộ nghiên cứu của Viện Vật Lý - Viện khoa học Việt Nam . Năm 1989, ông được cử sang Nga làm cộng tác viên khoa học tại Viện nghiên cứu hạt nhân Dupna. Do điều kiện, hoàn cảnh sống lúc bấy giờ nên ông đã xin được cùng vợ ở lại và tiếp tục công việc của riêng mình. Sau đó ông tiếp tục học Luật tại Trường đại học xã hội Quốc gia Nga.

Những năm 1990 là thời kỳ nước Nga có nhiều biến động về kinh tế, chính trị và xã hội. Cũng như cộng đồng người Việt tại Nga, gia đình ông cũng phải trải qua một quãng thời gian vất vả mưu sinh nới đất khách. Từ những bước khởi đầu khó khăn, với những môt hình kinh doanh từ nhỏ tới lớn trong lĩnh vực nhà hàng, xúc tiến thương mại… công việc kinh doanh cũng không phải lúc nào cũng thuận buồm xuôi gío, gia đình ông cũng có lúc tưởng chừng không thể vượt qua, nhưng ông đã kiên trì và tìm nhiều mô hình, hướng đi khác nhau để có thể trụ vững. Đến nay, vợ chồng ông đã có cơ ngơi là một xưởng sản xuất đồ gỗ mỹ nghệ, một công ty thiết kế mỹ thuật và nội thất, một công ty hoạt động trong lĩnh vực du lịch và một câu lạc bộ guitare cổ điển. Danh tiếng của Doanh nhân, nhạc sĩ Hồng Hà không chỉ được cộng đồng người Việt ỏ Nga biết tới mà ông đã trở thành một trong những doanh nhân có ý tín ở Liên bang Nga.

Mặc dù công việc kinh doanh bận rộn, nhưng lại khá ổn định và tạo điều kiện hơn để ông có thể duy trì và nuôi dưỡng tình yêu âm nhạc của mình. Câu lạc bộ guitare cổ điển do ông thành lập là nơi để ông cũng những học trò của mình thả hồn bay bổng trong tiếng nhạc du dương. Đến với câu lạc bộ guitare này có cả những học trò là người Nga và cả người Việt Nam , và những sinh viên tại các trường đại học. Với ông, việc mở câu lạc bộ không phải để kinh doanh kiếm lời mà  qua câu lạc bộ, ông sẽ có cơ hội nhiều hơn để quảng bá âm nhạc Việt Nam, từ những tác phẩm Việt Nam chuyển soạn cho cây đàn guitare đến việc giới thiệu tới những học trò của mình về văn hoá, con người và về nền âm nhạc phong phú và đa dạng của quê hương, xứ sở.

Mỗi ngày, dù công việc bận đến máy, ông vẫn duy trì đều đặn ít nhất hai giờ đồng hồ để chơi đàn guitare. Ông bảo, khi chơi đàn, mình gần như quên đi mọi lo toan của cuộc sống, được thả hồn mình vào tiếng nhạc. Với ông chuyện chơi đàn, dạy đàn và sáng tác nhạc đã phần nào bud đắp được khoảng trống nội tâm trong tâm hồn và ít ra không được tiếp tục phát triển con đường âm nhạc chuyên nghiệp như mong ước thì ông cũng đã làm được phần nào điều ước mong đó. Và ông với tư cách là Hội viên Hội Nhạc sĩ Việt Nam, Uỷ viên Ban chất hành Hội người Việt Nam tại Liên Bang Nga nên ông đã cùng đồng nghiệp tổ chức nhiều sự kiện nhằm giới thiệu, quảng bá hình ảnh Việt Nam với bạn bè Nga và quốc tế.

Ông cho rằng: Cộng đồng người Việt ở Nga mằc dù trải qua nhiều biến cố của tình hình chính trị, kinh tế, xã hội qua những giai đoạn khác nhau, nhưng nhìn chung, cộng đồng người Việt là một cộng đồng năng động, tất cả đều cần cù, chịu khó và đều cố gắng làm việc, tích lũy kiến thức, tài chính để góp phần xây dựng đất nước và luôn một lòng hướng về quê hương.

Ông tâm sự: “Hơi thở của cuộc sống nơi quê nhà vẫn tuôn chảy và được cập nhật hàng ngày trong trái tim mỗi người Việt Nam tại Nga. Và thực tế đã có nhiều doanh nhân, nhạc sĩ, trí thức sau khi thành đạt ở nước Nga đã quay trở về đầu tư, kinh doanh hay làm việc tại quê nhà”.

Tuy chưa thể về nước với những dự án kinh doanh như dự định, nhưng trong trái tim người nghệ sĩ ấy vẫn luôn hướng lòng mình về nơi nguồn cội. Ông đã có nhiều sáng kiến cùng cộng đồng tổ chức các hoạt động văn hóa, nghệ thuật nhằm quảng bá hình ảnh Việt Nam ra nước ngoài. Tích cực tham gia vào các hoạt động của Hội nhạc sĩ Việt Nam.

Với ông: "Nỗi niềm lớn nhất của mỗi một người con đất Việt nào khi sống ở nước ngoài, dù ở bất cứ nơi đầu, dù ở trong hoàn cảnh nào thì hình ảnh quê hương, đất nước, nơi sinh dưỡng ra chúng ta vẫn luôn ẩn hiện trong cõi tâm linh sâu thẳm của mỗi con người Việt xa xứ. Và chính tình cảm yêu thương đất nước, con người là nguồn cảm hứng cho các sáng tác được viết ra ở nước ngoài". Và đó là những tác phẩm mâng nặng tình người, hồn quê được thể hiện trong: Hà Nội phố mưa, Ru long, Thao thức, Mưa Sài Gòn, Thu về phố nhỏ, Tình viễn xứ .v.v

Mỗi người một góc nhìn, cách cảm, và vì thế mỗi người có những đóng góp nhất định tuỳ theo điều kiện hoàn cảnh sống của mình nơi sở tại. Mong rằng, mỗi người nhạc sĩ là một nốt nhạc và những nốt nhạc ấy sẽ góp phần làm cho vườn hoa âm nhạc của nước nhà ngày một phát triển.

                                                                                                                    Lệ Chiến                     

   Nhạc sĩ Phạm Hồng Hà còn gọi là Hồng Hà.Sinh ngày 09.03.1961 tại Hà Nội. Hội viên Hội Nhạc sĩ Việt Nam.Ủy viên Ban Chấp Hành Hội Người Việt Nam tại Liên Bang Nga. Chủ nhiệm Câu Lạc Bộ Guitare Classic

Những tác phẩm đã phát hành:

Sách nhạc: 

   - Tập ca khúc “ Ru lòng ”-Nhà xuất bản Âm nhạc - 1996.

   - Tập ca khúc “ Em đến ” – Nhà xuất bản Âm nhạc – 1998.

Album”

        - Album “ Con đường xưa” – DIHAVINA 1996.

        - Album “ Ru lòng” – DIHAVINA 1996

        - Album “ Em đến ” – HỒ GƯƠM AUDIO 1998

Sách nhạc: 

    - Tập ca khúc “ Ru lòng ” – Nhà xuất bản Âm nhạc – 1996

    - Tập ca khúc “ Em đến ” – Nhà xuất bản Âm nhạc – 1998.

 

 

Các tin/bài khác