(VOV5) - Cuốn sách được tập hợp và hoàn thiện từ bốn bản thảo hồi ký viết tay cùng nhiều tài liệu quý mà nhà lão thành cách mạngTrần Văn Mạc để lại.
Ngày 25/03, tại Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam, diễn ra Lễ ra mắt cuốn sách: “Sắt son vẹn tròn” của nhà lão thành cách mạng Trần Văn Mạc (1908-1996). Cuốn sách dày 400 trang do Hội Nhà văn xuất bản.
Bí thư Đảng ủy, chủ tịch HDND phường Mỹ Xá, thành phố Nam Định Trần Đại Thành phát biểu tại lễ ra mắt sách. Ảnh Hà Linh. |
Cuốn sách ghi chép lại một số việc trong đời về hoạt động cách mạng của nhà cách mạng lão thành Trần Văn Mạc, quá trình hoạt động cách mạng của ông trong các nhà tù, trại tập trung đặc biệt của thực dân Pháp, thời gian hoạt động cách mạng công khai từ năm 1937 đến năm 1939, và đặc biệt là cuộc khởi nghĩa giành chính quyền tại thành phố Nam Định năm 1945 do ông trực tiếp tham gia.
Cuốn sách cho Hội Nhà văn xuất bản. Ảnh L |
Nhận xét về cuốn hồi ký, Nhà văn, Tiến sĩ Phạm Việt Long cho biết, “Cuốn sách là tập hợp những hồi kỳ kể lại cuộc đời hoạt động cách mạng của ông Trần Văn Mạc, mang đúng tinh thần sắt son vẹn tròn với cách mạng, với lý tưởng của Đảng, với đồng đội, với gia đình. Tôi thấy đây là một cuốn sách với nội dung chân thực, dung dị, có giá trị về tư tưởng, rất bổ ích cho thế hệ hôm nay”.
"Sắt son, vẹn tròn" là góc nhìn của tác giả, của một nhân chứng lịch sử về thời cuộc. cuốn sách được viết với giọng điệu đời thường, gần gũi, những nhận định, những sự kiện, nhân vật lịch sử trong cuốn sách được tác giả nhắc đến qua hồi ức phân mảnh của bản thân. Cuốn sách còn là những ký ức của ông cùng đồng đội, mặc dù sống trại giam Hỏa Lò, song vẫn đều đặn cho ra đời tờ báo “Lao Tù” nhằm tuyên truyền về chủ nghĩa, đường lối cách mạng ở Đông Dương, khơi dậy tinh thần đoàn kết dân tộc... Cuốn sách được tập hợp và hoàn thiện từ bốn bản thảo hồi ký viết tay cùng nhiều tài liệu quý mà nhà lão thành cách mạngTrần Văn Mạc để lại.
Vài nét tiểu sử nhà lão thành cách mạngTrần Văn Mạc
Trần Văn Mạc (1908-1996), sinh ra ở thôn Mỹ Trọng, xã Mỹ Xá, Nam Định, là đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam tham gia hoạt động cách mạng từ năm 1929. Ông từng giữ chức Vụ trưởng vụ tổ chức Cán bộ, Bộ Lao động thương binh và xã hội. Ông cũng được nhà nước trao tặng Huân chương kháng chiến chống Pháp hạng Nhì (1961), Huân chương độc lập hạng Nhất (1984), Huân chương kháng chiến chống Mỹ hạng Nhì (1985), Huy chương vì sự nghiệp Lao động – Thương binh và xã hội (1995).
"Mình đã hiến thân làm cách mạng thì xa xôi, khó khăn mấy cũng phải vượt qua và phải hy sinh vì lý tưởng của mình” thể hiện rõ nhất tinh thần ấy.
TRẦN VĂN MẠC