(VOV5) - Nhiều đại biểu Quốc hội đề nghị Chính phủ, Quốc hội tiếp tục hỗ trợ, bảo đảm an sinh xã hội cho người dân, đặc biệt là đồng bào dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa.
Chiều 27/10, tại Hà Nội, các đại biểu Quốc hội tiếp tục thảo luận ở hội trường về kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2022; dự kiến kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2023. Một số Bộ trưởng tham gia giải đáp, trả lời các vấn đề mà các đại biểu Quốc hội quan tâm.
Ảnh: qdnd.vn |
Nhiều đại biểu Quốc hội đề nghị Chính phủ, Quốc hội tiếp tục hỗ trợ, bảo đảm an sinh xã hội cho người dân, đặc biệt là đồng bào dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa; quan tâm hơn nữa đối với ngành giáo dục, văn hóa, y tế. Giải ngân nhanh đối với 3 chương trình mục tiêu quốc gia đang thực hiện, gồm: xây dựng nông thôn mới, phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, xóa đói giảm nghèo bền vững.
Bà Bố Thị Xuân Linh, đại biểu Quốc hội tỉnh Bình Thuận, nêu ý kiến: "Tôi đánh giá cao 6 quan điểm chỉ đạo và điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ trong năm 2023 và 12 nhiệm vụ giải pháp chủ yếu. Tôi đặc biệt quan tâm đến quan điểm thứ 5 trong chỉ đạo điều hành của Chính phủ. Đó là phát triển văn hóa phải được đặt ngang tầm với phát triển kinh tế, chính trị, bảo vệ môi trường, bảo đảm tiến bộ công bằng xã hội và chăm lo đời sống, vật chất, tinh thần cho nhân dân, không để ai bị bỏ lại phía sau."
Để phát triển kinh tế độc lập, tự chủ, ông Hoàng Văn Cường, đại biểu Quốc hội thành phố Hà Nội, cho rằng cần hình thành nhiều hơn nữa các tập đoàn kinh tế lớn, làm trụ cột bệ đỡ để nền kinh tế phát triển. Một số ý kiến đề nghị đẩy nhanh giải ngân vốn đầu tư công, bảo vệ môi trường, nâng cao sức khỏe người dân…
Bà Hồ Thị Kim Ngân, đại biểu Quốc hội tỉnh Bắc Kạn, cho rằng: "Bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe người dân là nghĩa vụ, trách nhiệm của mỗi người dân và cả hệ thống chính trị và toàn xã hội. Hướng tới thực hiện bao phủ chăm sóc sức khỏe và bảo hiểm y tế toàn dân, mọi người dân đều được quản lý, chăm sóc sức khỏe, được bảo đảm về quyền và nghĩa vụ trong tham gia bảo hiểm y tế và thụ hưởng các dịch vụ bảo hiểm y tế."
Cũng trong chiều 27/10, Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn, Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan trả lời các vấn đề đại biểu Quốc hội quan tâm về các lĩnh vực mà bộ quản lý. Các đại biểu Quốc hội cũng tranh luận xung quanh các “vấn đề nóng” đang được dư luận xã hội quan tâm, như thiếu hụt lao động, giáo viên, nhân viên y tế nghỉ việc, tăng học phí