(VOV5) - PV Đài TNVN phỏng vấn ông Nguyễn Trùng Khánh - Tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch Việt Nam.
Diễn biến phức tạp, kéo dài của đại dịch Covid-19 đã ảnh hưởng trực tiếp, toàn diện đến các hoạt động kinh tế - xã hội, trong đó du lịch là ngành chịu ảnh hưởng nặng nề nhất. Triển khai chiến lược thích ứng an toàn, linh hoạt. kiểm soát hiệu qủa dịch bệnh, toàn ngành đã khôi phục nhiều hoạt động trở lại trạng thái bình thường mới. Ngành du lịch có kế hoạch sau Tết nguyên đán Canh Dần 2022, sẽ sớm “hồi sinh” và vươn lên một tầm cao mới.
PV: Thưa ông, dịch COVID-19 tác động nặng nề đến ngành du lịch nhưng lại gián tiếp tạo nên các xu hướng du lịch mới cả trong ngắn hạn và dài hạn. Vậy để thích ứng với xu hướng mới này thì ngành du lịch cần có sự chuyển biến như thế nào?
Đại dịch Covid 19 thì nó đã làm thay làm thay đổi về nhu cầu của khách du lịch. Trước đây thì khách du lịch thường và sẽ đi theo các đoàn đông và đi theo các chương trình do các doanh nghiệp bố trí và thời gian có thể dài hơn và một số sự khác biệt khác. Nhưng trong bối cảnh Covid này có một số đặc trưng mới do tính chất đảm bảo an toàn phòng chống Covid nên khách đi theo nhóm nhỏ hơn.
Ông Nguyễn Trùng Khánh – Tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch |
Theo những đối tượng là thân cận hơn, gần gia đình hơn hoặc đi theo những điểm du lịch an toàn rồi. Booking sát ngày sát giờ và đi bằng các phương tiện cá nhân và theo các loại hình du lịch trải nghiệm. Chính những yếu tố đó rồi hỏi các doanh nghiệp du lịch, đặc biệt là doanh nghiệp lữ hành muốn thu hút khách và tạo điều kiện cũng như các doanh nghiệp cơ sở lưu trú, kinh doanh lưu trú cũng cần phải nắm bắt yếu tố này, để trên cơ sở đó tạo ra những sản phẩm dịch vụ đáp ứng được nhu cầu của khách trong bối cảnh mới tạo ra những sản phẩm du lịch mà ít tiếp xúc để đảm bảo an toàn cho khách, cũng như là phải có được những sản phẩm đặc thù hơn nữa, để đi sâu vào được phải thỏa mãn được nhu cầu của khách du lịch. Đấy là những vấn đề đặt ra các doanh nghiệp cần phải giải quyết được, nếu muốn đáp ứng được khôi phục lại hoạt động của đơn vị mình.
PV: Vâng. Để có những sản phẩm du lịch tiêu biểu và kết nối an toàn, cần có sự thống nhất liên vùng giữa các địa phương. Vậy vấn đề này hiện đã thực hiện có qui củ bài bản chưa và còn có những vướng mắc nào cần khắc phục, thưa ông?
Chính phủ đã có Nghị quyết 128 về việc thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hữu hiệu quả dịch Covid 19 và Bộ Y tế cũng như các bộ, ngành, trong đó có Bộ Văn hóa Thể thao Du lịch đã đưa ra, ban hành hướng dẫn về việc triển khai các hoạt động văn hóa, thể thao du lịch, trong đó lĩnh vực du lịch cũng đã có hướng dẫn rất cụ thể theo 4 cấp độ dịch. Tuy nhiên, trong triển khai thực tế thì các địa phương cũng không chưa thực hiện các quy định này theo đúng tinh thần của Nghị quyết 128 cũng như hướng dẫn của các bộ, ngành Trung ương có chức năng, nhiệm vụ. Để mà tạo điều kiện thuận lợi cho việc khôi phục hoạt động du lịch nội địa đi lại giữa các địa phương, khôi phục hoạt động giữa nội tỉnh, nội địa tiến tới là hoạt động du lịch quốc tế thì chúng ta cần phải thống nhất và phải tuân thủ các quy định này. Từ hướng dẫn của Trung ương cho đến các địa phương cần phải xây dựng, hướng dẫn của mình nhưng không được vượt quá quy định của Chính phủ.
PV: Một mùa xuân mới đã về và ngành du lịch đang kỳ vọng rất nhiều ở sự phát triển và đi lên. Vậy để du lịch mở rộng cửa đón khách và phát triển bền vững, theo ông tiêu chí quan trọng nhất là gì?
Chúng tôi cho rằng cho đến thời điểm này, việc mà bây giờ quan trọng nhất tất cả các yếu tố đó, đấy là du lịch phải an toàn. Mà chúng ta an toàn căn cứ là chúng ta đã có độ tiêm phủ vắc xin rất cao và ý thức của người dân trong thời gian vừa qua thực hiện rất nghiêm túc vấn đề 5K. Rồi năng lực y tế và những thuốc điều trị cho những dịch bệnh này thì chúng ta cũng đã nhìn thấy rằng là nó có sự cải thiện đáng kể. Vì vậy, cho nên với những kết quả tích cực như thế thì chúng ta có thể là triển khai cho việc quay trở lại bình thường các hoạt động du lịch.
PV. Bất kể dịch Covid 19 có gây ra những khó khăn trở ngại như thế nào thì ngành Du lịch vẫn không thể đóng cửa mãi mà cần có cuộc cách mạng, cải tổ. Vậy theo ông, quá trình chuyển đổi số có phải là 1 cuộc cách mạng mà ngành du lịch cần hướng đến?
Đối với chuyển đổi số trong lĩnh vực du lịch thì đấy là một nhiệm vụ rất quan trọng trong năm 2022 và những năm tiếp theo. Ngành du lịch cũng đã đề xuất với Chính phủ như Bộ Văn hóa, Thể thao Du lịch cho phép triển khai Đề án chuyển đổi số trong lĩnh vực du lịch, trong đó chúng tôi sẽ tập trung triển khai một trục liên thông trong công tác quản lý nhà nước, cơ quan quản lý Nhà nước Trung ương đến các địa phương, các doanh nghiệp để làm công tác quản lý nhà nước chuyên ngành.
Và sẽ sử dụng các cơ sở dữ liệu chung đó để phục vụ cho công tác nghiên cứu thị trường, hoạch định các cơ chế, chính sách cũng như tham mưu cho Chính phủ. Bên cạnh đấy thì chúng tôi sẽ cùng phối hợp với doanh nghiệp thì chúng tôi làm xã hội hóa trong việc lập ra một sàn giao dịch các dịch vụ du lịch và có sự kết hợp, sư tham gia của tất cả các doanh nghiệp du lịch, kể cả từ lữ hành lưu trú đến vận chuyển các lĩnh vực du khách trên cơ sở đó sẽ tạo thêm một giao dịch về lĩnh vực du lịch và các cơ quan quản lý nhà nước sẽ thông qua đó để nắm bắt được nhu cầu thị trường, cũng đề xuất về chính sách để hỗ trợ cho doanh nghiệp cũng như phát triển sản phẩm du lịch trong tương lai.
PV: Xin trân trọng cảm ơn ông!