Tránh lãng phí, sai mục đích trong họat động đầu tư công

(VOV5) - Các đại biểu nêu ý kiến về tăng cường theo dõi, giám sát các dự án đầu tư công; khắc phục tình trạng kế hoạch đầu tư công bị cắt khúc 

Ngày 29/10, Quốc hội thảo luận về Kết quả thực hiện dự toán ngân sách nhà nước năm 2018; dự toán ngân sách nhà nước và phương án phân bổ ngân sách trung ương năm 2019 và kế hoạch tài chính - ngân sách nhà nước quốc gia 3 năm 2019 - 2021; phân bổ nguồn kinh phí còn lại và chi thường xuyên chưa sử dụng hết năm 2017; Đánh giá giữa kỳ thực hiện kế hoạch đầu tư công trung hạn, tài chính quốc gia 5 năm giai đoạn 2016-2020 và nghe thành viên Chính phủ phát biểu giải trình, làm rõ một số vấn đề đại biểu Quốc hội nêu.

Tránh lãng phí, sai mục đích trong họat động đầu tư công - ảnh 1Kỳ họp Quốc hội ngày 29/10 

Qua 3 năm triển khai nhiệm vụ cơ cấu lại đầu tư công và Nghị quyết của Quốc hội  về kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016-2020 (Nghị quyết 26), Việt Nam đã đạt được những thành tựu đang ghi nhận. Cơ cấu vốn đầu tư công dịch chuyển theo hướng phù hợp hơn với các định hướng đầu tư trong giai đoạn 2016-2020. Cùng với đó, hiệu quả đầu tư toàn nền kinh tế bước đầu tăng lên, việc sử dụng vốn đầu tư xã hội nói chung và vốn đầu tư công nói riêng được cải thiện và tỷ lệ các dự án hoàn thành đưa vào sử dụng tăng.

Ông Nguyễn Thanh Hiền, Đại biểu Quốc hội tỉnh Nghệ An, cho rằng: "Mặc dù còn những khó khăn những việc triển khai các hình thức của đầu tư công bước đầu đã có đổi mới căn bản về phương thức quản lý, cân đối và phân bố ngân sách quốc gia dành cho đầu tư phát triển. Đầu tư công đã chuyển từ cơ cấu quan lý theo kế hoạch đầu tư hằng năm sang kế hoạch trung hạn, đầu tư hẳng năm. Khắc phục được tình trạng quyết định chủ trương và quyết định đầu tư tùy tiện, không căn cứ vào khả năng cân đối vốn cũng như vượt kế hoạch vốn được giao."

Thảo luận về chương trình đầu tư công trung hạn 2016-2018, các đại biểu nhận định thời gian qua việc đầu tư các công trình bằng vốn đầu tư công đã bước đầu có những chuyển biến, có những công trình mang lại hiệu quả. Nhiều ý kiến cho rằng Chính phủ cần đẩy nhanh tiến độ phân bổ, giao kế hoạch vốn trung hạn và hằng năm cho các bộ, ngành, địa phương. Đồng thời rà soát, đánh giá kỹ khả năng cân đối vốn, tình hình giải ngân, điều chỉnh cơ cấu nguồn vốn giữa vốn ODA và vốn vay trong nước để tiến độ, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn.

Ông Hoàng Văn Cường, Đại biểu Quốc hội Thành phố Hà Nội, cho rằng: "Thành công của Việt Nam là thắt chặt đầu tư và không đầu tư dàn trải. Số dự án đầu tư của cả chu kỳ này bằng 50% số dự án của cả kỳ trước và tập trung vào các dự án đang dở dang, sắp hoàn thành để đưa vào sử dụng. Tôi đề nghị Chính phủ sớm chỉ đạo xây dựng và công bố công khai Bộ tiêu chí đánh giá và xếp thứ tự ưu tiên lựa chọn các dự án đầu tư đưa vào Danh mục đầu tư công, phân bổ vốn đầu tư. Có được Bộ tiêu chí này thì chúng ta sẽ không còn tình trạng phân bổ vốn tràn lan, phân bổ vốn đầu tư cho các dự án không có khả năng giải ngân".

Tại phiên thảo luận, các đại biểu nêu ý kiến về tăng cường theo dõi, giám sát các dự án đầu tư công; khắc phục tình trạng kế hoạch đầu tư công bị cắt khúc thông qua việc đổi mới công tác lập, phê duyệt, giao kế hoạch đầu tư công; các biện pháp tăng thu và phẩn bổ các các nguồn ngân sách nhà nước cho giáo dục, y tế, khoa học công nghệ.

Tin liên quan

Phản hồi

Các tin/bài khác