Người Việt tại Nhật Bản thao thức ngóng chờ Năm mới Bính Thân

(VOV5) - Mỗi người Việt Nam tại Nhật Bản, dù là học sinh, hay Giáo sư…đều dành cho mình khoảnh khắc thiêng liêng này, hướng về quê hương.

Chỉ còn vài tiếng đồng hồ nữa là thời khắc năm mới Bình Thân 2016 sẽ tới với người dân Việt Nam.

Do chênh lệnh múi giờ, tại Nhật Bản, nhiều người dân nước này đã chìm sâu vào trong giấc nồng, để mai thức dậy bắt đầu tuần làm việc mới. Nhưng đối với những người con Việt trên xứ hoa anh đào này, mọi thứ dường như không ngủ, tất cả đều hướng về tiếng chuông đồng hồ báo hiệu thời khắc Năm mới và hình ảnh bắn pháo hoa trên truyền hình. Năm mới đã đến thật gần.

nguoi viet tai nhat ban thao thuc ngong cho nam moi binh than hinh 0
Hoa đào Tết Việt Nam vẫn nở bừng trên xứ hoa anh đào.


Ở Nhật Bản, mọi người không có nhiều cơ hội gói bánh chưng nhiều, đi chợ hoa mua đào, mua quất. Hơn thế nữa, do Nhật Bản đón Tết dương lịch, nên mọi thứ vẫn như những ngày thường, hối hả, bận rộn. Hầu như mọi người vẫn phải đi làm, đến lớp, đến công ty làm việc.

Nhưng mỗi người Việt Nam tại Nhật Bản, dù là học sinh, hay Giáo sư…đều dành cho mình khoảnh khắc thiêng liêng này, hướng về quê hương.

Chị Phạm Hương (38) tuổi người Hải Phòng đã nhiều năm đón Tết Việt trên xứ sở hoa anh đào vẫn bùi ngùi, xúc động khi nhắc tới quê nhà. Chồng chị tuy là người Nhật Bản, nhưng rất yêu văn hóa Việt Nam và cũng đã nhiều lần đón Tết Việt tại Việt Nam. 

Sự giao lưu văn hóa, sự hòa quyện giữa một mối tình đẹp Việt-Nhật đã làm cho chị Hương thân thiết với Nhật Bản, nhưng không bao giờ quên hương vị Tết quê nhà.

Chị Hương làm những món ăn truyền thống Việt Nam để chiêu đãi những người thân trong gia đình, vừa để giới thiệu, giáo dục con cái mình biết đến văn hóa cội nguồn.

Chị Hương tâm sự: “Dù đã có quốc tịch Nhật Bản, nhưng tôi vẫn là người Việt Nam. Nên mỗi khi Tết cổ truyền Việt Nam đến, dù ở Nhật Bản hay ở Việt Nam, đặc biệt vào thời khắc đón Năm mới, tôi đều nấu những món ăn Việt Nam cho chồng con, người thân trong gia đình. Mọi người đều cảm nhận được không khí ấm cúng của ngày Tết. Tôi cũng vơi bớt đi nỗi nhớ nhà”.

Những người đã trưởng thành có thể sẽ dằn lòng và chịu đựng. Nhưng đối với các em học sinh có thể sẽ là sự thiệt thòi, sự trống trải vô cùng. Song các em đã vô cùng nghị lực, biến sự nhung nhớ và xa cách bằng việc học tập miệt mài.

Em Vũ Bá Mừng, lưu học sinh trường Nhật ngữ Topa, lần đầu tiên xa gia đình, xa quê hương và cũng là lần đầu tiên đón Tết Việt ở nước ngoài, nên đối với em nỗi buồn và chạnh lòng nhiều hơn niềm vui.

Tuy nhiên, là một trong những học sinh ưu tú của trường, em vẫn miệt mài học tập. Ngoài thời gian học em cũng tranh thủ làm thêm theo đúng qui định của Pháp luật Nhật Bản. Chỉ còn ít thời gian nữa là đến giờ phút mà ở đó cả gia đình em chuẩn bị đón Năm mới.

“Hôm nay, tuy là ngày cuối năm tính theo lịch Việt Nam, nhưng em vẫn đi làm thêm khoảng 3 tiếng. Sau đó em sẽ về nhà người quen của em để đón năm mới. Em còn có may mắn hơn nhiều bạn khác là có người quen ở Nhật Bản nên cũng đỡ tủi. Nhiều bạn em cũng chỉ biết học bài, hoặc ngủ để sáng hôm sau lại tiếp tục công việc hàng ngày”, Mừng tâm sự.

nguoi viet tai nhat ban thao thuc ngong cho nam moi binh than hinh 1
Bữa cơm cuối năm mang đậm vị quê hương.


Tết đã đến và không phải ai ở nước ngoài cũng có điều kiện đón Tết, bởi cuộc sống vẫn phải bươn trải và không gian văn hóa lại khác biệt. Tuy vậy, trong lòng mỗi người con Việt vẫn ngóng tin Xuân về trên đất Mẹ Việt Nam.

Phản hồi

Các tin/bài khác