(VOV5) - Việc ban hành Luật Phòng thủ dân sự là phù hợp với tình hình thiên tai, dịch bệnh, tình hình thế giới và khu vực có nhiều biến động khó lường.
Tiếp tục Phiên họp chuyên đề Pháp luật tháng 8 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội (TVQH), ngày 16/8, Ủy ban TVQH cho ý kiến về dự án Luật Phòng thủ dân sự.
Ủy ban Thường vụ Quốc hội khai mạc phiên họp chuyên đề pháp luật. Ảnh: quochoi.vn |
Đây là dự án Luật sẽ được trìh Quốc hội cho ý kiến lần đầu tại Kỳ họp thứ Tư, Quốc hội khóa XV. Dự thảo Luật gồm 7 Chương, 75 Điều, tập trung vào 6 chính sách gồm: Đánh giá mức độ rủi ro của thảm họa, sự cố trong phòng thủ dân sự; Phân công trong quản lý nhà nước và phân cấp trong chức hoạt động phòng ngừa, ứng phó, khắc phục thảm họa, sự có; Quy định các biện pháp bảo vệ người dân trước thảm họa, sự cố và hỗ trợ người dân bị thiệt hại; Đổi mới tổ chức của Ban Chỉ đạo phòng thủ dân sự quốc gia; Ứng dụng công nghệ dữ liệu lớn (big data) trong phòng ngừa, ứng phó, khắc phục hậu quả thảm họa, sự cố; Quy định tình trạng khẩn cấp về phòng thủ dân sự.
Việc ban hành Luật Phòng thủ dân sự là phù hợp với tình hình thiên tai, dịch bệnh, tình hình thế giới và khu vực có nhiều biến động khó lường. Tuy nhiên, phòng thủ dân dự là hoạt động thường xuyên, có vai trò quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển của đất nước, nên việc ban hành Luật cần nghiên cứu kỹ lưỡng, đặt trong tổng thể chiến lược xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Cùng ngày, Ủy ban TVQH cũng cho ý kiến về việc giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự án Luật Dầu khí (sửa đổi) và Dự án Luật Phòng, chống bạo lực gia đình (sửa đổi).