(VOV5) - Các đại biểu Quốc hội khẳng định giảm nghèo là chủ trương lớn, luôn được Đảng, Nhà nước quan tâm.
Sáng 27/7, trong các đại biểu tham dự kỳ hop thứ nhất, Quốc hội khóa XV thảo luận chủ trương đầu tư các Chương trình mục tiêu quốc gia Giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025.
Đây là một trong ba Chương trình chương trình mục tiêu trọng điểm mà Việt Nam sẽ triển khai trong gian đoạn tới, bên cạnh Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030; Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025. Tổng nguồn vốn thực hiện chương trình là 75 nghìn tỷ đồng (hơn 3,2 tỷ USD).
Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc, Thủ tướng Phạm Minh Chính và các đại biểu Quốc hội tham dự phiên họp sáng 27/7. Ảnh: Dương Giang/TTXVN |
Phát biểu thảo luận, các đại biểu Quốc hội khẳng định giảm nghèo là chủ trương lớn, luôn được Đảng, Nhà nước quan tâm. Việc Quốc hội phê chuẩn chương trình là cần thiết để đạt mục tiêu giảm 1/2 số hộ nghèo, hộ cận nghèo so với đầu kỳ theo tiêu chí nghèo đa chiều của quốc gia; 30% số huyện nghèo, 30% số xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển và hải đảo thoát khỏi tình trạng đặc biệt khó khăn.
Để chương trình phát huy hiệu quả, các đại biểu đề nghị phân định rõ đối tượng, rõ tiêu chí, mức đầu tư và cơ cấu các nguồn lực phải cụ thể. Đại biểu Trần Chí Cường, đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Đà Nẵng, nêu ý kiến:Xóa đói giàm nghèo là chính sách nhân văn nhằm từng bước nâng cao đời sống nhân dân.
Để chính sách phát huy hiệu quả tôi kiến nghị các cơ quan chức năng cần nghiên cứu, gắn kết giữa 2 chương trình mục tiêu quốc gia về giảm nghèo và xây đựng nông thôn mới; đánh giá nhu cầu theo đối tượng ưu tiên đầu tư, khắc phục đầu tư dàn trải.
Trong bối cảnh dịch COVID -19, ảnh hưởng lớn tới nguồn vốn cho chương trình, Chính phủ cần tăng ngân sách đầu tư để đảm bảo chương trình được thực hiện hiệu quả.
Đại biểu Quốc hội thành phố Đà Nẵng Trần Chí Cường phát biểu. Ảnh: Phương Hoa/TTXVN |
Chương trình mục tiêu quốc gia Giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025 được thực hiện trên phạm vi cả nước. Đối tượng thụ hưởng là hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo trên phạm vi cả nước; chú trọng hỗ trợ trẻ em, người khuyết tật, phụ nữ và người dân tộc thiểu số thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo. Người dân sinh sống trên địa bàn các huyện nghèo, xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển và hải đảo….
Cũng trong phiên làm việc buổi sáng, Quốc hội thảo luận ở hội trường về chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025.