(VOV5) - Tôi nghĩ rằng, trong bất cứ hoàn cảnh nào, với tấm lòng hướng về quê hương đất nước, bà con kiều bào chúng ta luôn sẵn lòng có những tư vấn, hiến kế, đóng góp về trong nước.
Hiện nay, mặc dù dịch bệnh Covid-19 tuy có vẻ tạm lắng nhưng vẫn ảnh hưởng nhiều tiêu cực đến đời sống cộng đồng người Việt trên thế giới, đặc biệt là những người lao động, người hết hạn hợp đồng lưu trú chưa thể về Việt Nam. Bởi thế, công tác bảo hộ công dân luôn được thường xuyên quan tâm, không hạn chế về không gian và thời gian. Về nội dung này, PV Đài TNVN PV Đại sứ Lương Thanh Nghị, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài, Bộ Ngoại giao.
Nghe âm thanh phỏng vấn tại đây:
PV: Thưa Đại sứ, xin ông cho biết về công tác kiều bào của Bộ Ngoại giao và liên quan đến việc đưa công dân về nước thời gian qua, và thời gian tới sẽ như thế nào khi mà thường vào mỗi dịp cuối năm, nhu cầu trở về thăm quê của bà con gia tăng?
Đại sứ Lương Thanh Nghị, Phó Chủ nhiệm Uỷ ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài, Bộ Ngoại giao. |
Đại sứ Lương Thanh Nghị: Bảo hộ công dân là một công tác hết sức quan trọng của Bộ Ngoại giao nói chung cũng như của cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài nói riêng, đặc biệt trong bối cảnh dịch Covid-19 vẫn còn phức tạp tại nhiều nơi trên thế giới. Đáp ứng nhu cầu của bà con chúng ta ở nước ngoài và trên cơ sở năng lực cách ly và điều trị y tế ở trong nước thì Bộ Ngoại giao phối hợp với các cơ quan liên quan tổ chức vẫn tổ chức các chuyến bay hồi hương cho người Việt Nam gặp khó khăn từ các quốc gia và vùng lãnh thổ về nước, trong đó có các chuyến bay thực hiện theo kế hoạch và phát sinh. Điều này, được bà con đánh giá rất cao.
Tuy nhiên trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 hiện nay ở Việt Nam thì việc đưa đón công dân về nước vẫn đang bị chững lại cũng như việc khai thác trở lại các đường bay quốc tế giữa Việt Nam đang được xem xét nới lỏng thì Bộ Ngoại giao tiếp tục phối hợp với các cơ quan liên quan sẽ đáp ứng nhu cầu nguyen vọng của bà con trở về nước.Thứ 2, theo tôi được biết, các cơ quan liên quan như Bộ Y tế, Bộ ngoại giao, Bộ quốc phòng, Bộ công an, Bộ giao thông vận tải đang phối hợp xem xét nghiên cứu trình Chính phủ khả năng cho phép thậm chí là người nước ngoài cũng như công dân Việt Nam tiêm đủ các liều vaccine được nhập cảnh vào Việt Nam, với thời hạn cách ly ngắn hơn và quy trình thủ tục có thể được rút gọn hơn. Cũng rất là mong đợi điều đó, để vừa làm sao đảm bảo an toàn chống dịch vừa đáp ứng trở về, đặc biệt trong dịp cuối năm như Tết dương lịch hay nguyên đán.
Công dân Việt Nam tại Anh được hỗ trợ về nước. Ảnh BỘ NGOẠI GIAO |
PV: Vâng, hiện nay, dịch Covid-19 có vẻ tưởng đang tạm lắng nhưng thực ra tiềm ẩn nhiều nguy cơ bùng phát trở lại. Vậy thì công tác bảo hộ công dân đối với cộng đồng người Việt Nam đang sinh sống, học tập và làm việc ở nước ngài được tiếp tục thực hiện như thế nào, nhằm bảo đảm điều kiện sinh hoạt, chăm sóc y tế, học tập, làm việc tốt nhất cho công dân, thưa ông?
Đại sứ Lương Thanh Nghị: Thực ra thì Bộ Ngoại giao nói chung và Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài nói riêng vẫn thường xuyên có những quan tâm, hỗ trợ kịp thời đối với cộng đồng người Việt Nam trong những trường hợp cần thiết. Phải nói rất may là trong tình hình khi dịch bệnh diễn biến căng thẳng, cộng đồng người Việt Nam ở các địa bàn khác nhau, trước hết đã thành lập ngay các tổ, hội nhóm… để tự hỗ trợ lẫn nhau, kể cả về phòng dịch, chăm sóc y tế. Tôi được biết, có nhiều bác sĩ kiều bào đã “lăn lộn” tới cộng đồng hỗ trợ bà con phòng chống dịch rất hiệu quả tại những khu vực như ở Hoa Kỳ, Đức… và nhiều địa bàn khác.
Thứ 2, các cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài liên tục cập nhật thông tin trong nước cũng như chính sách biện pháp phòng chống dịch của nước sở tại tới cộng đồng để bà con có thể tuân thủ kể cả khi trở về nước. Thứ 3, năm ngoái chúng tôi đã chuyển đến các địa bàn tình hình dịch ảnh hưởng nặng nề do dịch hàng triệu khẩu trang y tế cùng với rất nhiều thiết bị vật tư y tế cần thiết khác…để hỗ trợ bà con. Mặc dù số lượng và giá trị không nhiều nhưng điều đó thể hiện sự quan tâm của Đảng, Nhà nước và Nhân dân trong nước, đối với đồng bào ta kiều bào. Mới đây, thông qua Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Chính phủ quyết định hỗ trợ bà con ở các địa bàn khó khăn ở Lào, Campuchia, Malaixia hơn 4 tỷ đồng để mua sắm lương thực, thực phẩm, nhu yếu phẩm cần thiết cho bà con trong bối cảnh dịch bệnh khó khăn.
Các Đại sứ, Trưởng cơ quan đại diện tham dự phiên họp công NVNONN và công tác bảo hộ công dân nhằm triển khai Kết luận số 12-KL/TW của Bộ Chính trị về công tác NVNONN trong tình hình mới, theo hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến. Ảnh Quehuongonline |
PV: Vâng, riêng về phía Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài, thì công tác kết nối thông tin, truyền thông đối với người Việt Nam ở nước ngoài thích ứng tình hình mới hiện nay tiếp tục được thực hiện như thế nào thưa ông, ?
Đại sứ Lương Thanh Nghị: Rõ ràng, dịch Covid-19 tác động tiêu cực tới hoạt động của Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài với kiều bào. Tuy nhiên, vượt lên những khó khăn như vậy, chúng tôi luôn luôn duy trì công tác kết nối giữa người dân trong nước và ngoài nước. Ví dụ như đầu năm 2021, dù dịch bệnh phức tạp nhưng Ủy ban vẫn tổ chức được được sự kiện Xuân Quê hương rất đặc biệt, có rất nhiều khán giả. Bởi đây là món quà tinh thần không thể thiếu đối với bà con xa xứ và được bà con rất hoan nghênh, hưởng ứng. Thời gian tới, chúng tôi tiếp tục tổ chức các diễn đàn, kết nối bằng hình thức có thể trực tiếp, trực tuyến như những gì đã làm như diễn đàn về tình cảm bà con với Biển đảo quê hương, Trại hè cho thanh thiếu niên Việt Nam, Kết nối doanh nghiệp kiều bào mở rộng tiêu thụ hàng Việt ở nước ngoài, tọa đàm về công tác dạy và học tiếng Việt.....Hiện chúng tôi đang phối hợp một số địa bàn tổ chức các lớp dạy tiếng Việt online cho các giáo viên kiều bào.
Sự kiện thường niên " Xuân Quê hương" do UBNNVNVNONN, Bộ ngoại giao tổ chức luôn là ' món ăn tinh thần' không thể thiếu với người Việt sống xa quê hương |
Cùng với đó, chúng tôi đang nghiên cứu để làm sao có những kết nối với các tổ chức, cá nhân tập trung vào các nhà khoa học trẻ Việt Nam ở nước ngoài chủ yếu bằng hình thức trực tuyến. Tôi nghĩ trong bất cứ hoàn cảnh nào, với tấm lòng hướng về quê hương đất nước, bà con kiều bào chúng ta luôn sẵn lòng có những tư vấn, hiến kế, đóng góp về trong nước. Về phía chúng tôi, thông qua những hình thức như vậy để thích ứng với tình hình mới, cũng là một cách để kết nối với bà con, tạo điều kiện để bà con hiểu hơn tình hình ở trong nước.
PV: Vâng, xin trân trọng cảm ơn Đại sứ.