Kinh tế Việt Nam khi hội nhập

(VOV5) - Quốc hội đã dành nhiều thời gian thảo luận, trong đó tập trung vào lĩnh vực kinh tế, tác động của các Hiệp định thương mại quốc tế đối với Việt Nam

Tại kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa 14 vừa diễn ra tại Hà Nội, Chính phủ đã báo cáo  về hình kinh tế xã hội cũng như đề ra nhiệm vụ, giải pháp, mục tiêu trong những năm tiếp theo. Quốc hội đã dành nhiều thời gian thảo luận, trong đó tập trung vào lĩnh vực kinh tế, tác động của các Hiệp định thương mại quốc tế đối với Việt Nam, những bài học kinh nghiệm cũng như vai trò giám sát của các đại biểu Quốc hội đối với các dự án luật khi được thông qua. Bên hành lang kỳ họp, phóng viên đài TNVN đã phỏng vấn ông Nguyễn Phương Tuấn, đại biểu Quốc hội tỉnh Ninh Bình, Ủy viên thường trực Ủy ban Đối ngoại của Quốc hội về những nội dung này. Mời quý vị và các bạn cùng nghe:

Nghe âm thanh tại đây:

 PV: Ông đánh giá như thế nào những phiên thảo luận về kinh tế xã hội của Việt Nam khi mà thời gian gần đây  chúng ta ký kết một loạt các hiệp định thương mại tự do?

Ông Tuấn:  Theo cá nhân tôi, sau khi Việt Nam ký kết Hiệp định CPTPP đánh giá của đại biểu Quốc hội về điều hành của Chính phủ so với thời gian của những năm trước thì Chính phủ có quyết liệt sâu sát thực hiện những nội dung mà Việt Nam ta đã ký kết. Chính phủ cũng đã đề ra những định hướng cũng như những giải pháp sắp tới khi mà Việt Nam chúng ta tham gia Hiệp định thương mại tự do. Chúng ta đang đợi Nghị viện châu Âu phê chuẩn, khi phê chuẩn xong, với những giải pháp như Thủ tướng báo cáo trong kỳ họp vừa rồi về tình hình kinh tế xã hội thì tôi nghĩ là nền kinh tế Việt Nam sẽ được đảm bảo  sẽ khởi sắc hơn.

PV: Qua phiên thảo luận cũng như những phiên chất vấn thì cũng thấy rõ vấn đề là khi chúng ta hội nhập thì chúng ta sẽ phải đối mặt với rất nhiều thách thức. Ví dụ như là về nông nghiệp công nghiệp, thủy sản, là những bài học mà chúng ta đã trải qua?

Ông Tuấn: Tôi hoàn toàn nhất trí với nội dung này,  như tôi đã từng trao đổi và chất vấn Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp về lĩnh vực liên quan đến sản phẩm thủy sản. Đấy là lĩnh vực xuất khẩu cá ngừ đại dương như Chính phủ và như bản thân của Bộ trưởng có nói là đúng là với những lĩnh vực được coi là ngành xuất khẩu chủ lực thì Nhà nước bắt buộc  phải có những động thái, tức là có những hỗ trợ cho người dân. Nhưng đây là hỗ trợ hỗ trợ về mặt pháp lý,  làm sao để người dân có những phương thức, cách thức  đảm bảo bảo quản sản phẩm khi họ đánh bắt được.

Kinh tế  Việt Nam khi hội nhập - ảnh 1 Đại biểu quốc hội Nguyễn Phương Tuấn 

Thứ hai,  là liên quan đến thẻ vàng của EU áp cho cả lĩnh vực đánh bắt thủy sản của Việt Nam thì báo cáo như Thủ tướng trình bày và Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp cũng có nêu, tức là bây giờ phải vận động, phải tuyên truyền ngư dân của chúng ta. Phải làm theo một chuỗi chứ không nên làm riêng lẻ như thế phải tuyên truyền dần dần thì người dân hiểu được lợi ích của làm việc theo logistic khi người ta vào người ta kiểm tra sẽ có  cái nhìn thiện cảm hơn. Và tôi nghĩ chắc là sang năm thì khi đánh giá lại thì có khả năng là người ta dỡ bỏ thẻ vàng của mình đối với thủy sản. Bởi vì thủy sản của chúng ta là nguồn lực xuất khẩu, thu về ngoại tệ lớn cho đất nước. 

PV:  Có nghĩa là chúng ta phải khắc phục rất nhiều trong thời gian tới và với vai trò của đại biểu Quốc hội cũng như là ủy viên thường trực Ủy ban đối ngoại của Quốc hội thì ông đánh giá thế nào vai trò giám sát những dự án luật thông qua?

Ông Tuấn: Với vai trò của đại biểu Quốc hội, nhất lại là thuộc Ủy ban đối ngoại, tôi thấy kỳ họp này đưa ra một số luật liên quan đến kinh tế. Ví dụ như Luật Doanh nghiệp sửa đổi,  Luật Đầu tư sửa đổi,  khá nhiều đại biểu đã phát biểu cả những mặt hạn chế và những mặt tích cực, những nội dung được quy định trong luật thì tôi thấy là trong cơ chế thị trường mở, phải làm thế nào để cho việc thực thi  theo đúng pháp luật.

PV:  Liên quan  đến một loạt những dự án luật lần này thì đối với Ủy ban đối ngoại Quốc hội quan tâm đến những vấn đề gì?

Ông Tuấn: Theo chức năng, nhiệm vụ thì chúng tôi xem xét tính tương tương thích với các điều ước quốc tế mà Việt nam là thành viên. Trong quá trình làm mà thấy các nội dung của luật trái với các điều ước quốc tế mà Việt Nam đã ký thì theo chức năng của Ủy ban sẽ phải yêu cầu Ban soạn thảo và cơ quan thẩm tra là phải rà soát và  chỉnh sửa lại để cho phù hợp với các điều ước quốc tế mà dự án luật thực hiện.

PV:  Việc giám sát cũng như là hậu giám sát,  sẽ đóng vai trò rất quan trọng để đưa mỗi một dự án luật cuộc sống đúng không thưa ông?

Ông Tuấn: Nếu mà chúng ta mà không giám sát chặt chẽ thì đến khi chúng ta ban hành luật rồi, nội dung luật trái với các điều ước quốc tế đã ký kết thì sẽ rất dễ bị kiện, tức là người ta sẽ không làm với mình nữa, tạo khó khăn cho chúng ta khi thực hiện.  Chúng tôi sẽ báo cáo với cử tri ngoài những nội dung mà cử tri đã nêu trước kỳ họp khi chúng tôi tham gia kỳ họp, chúng tôi sẽ báo cáo những nội dung và những lĩnh vực mà Ủy ban chúng tôi được đảm nhiệm trong việc thẩm tra nội dung liên quan đến các điều ước quốc tế. 

Xin cảm ơn ông  ! 

Phản hồi

Các tin/bài khác