Kinh tế xã hội năm 2019 với nhiều triển vọng

(VOV5) -  Các đại biểu Quốc hội đều đánh giá mức tăng trưởng  6,98% trong 9 tháng năm 2018 là hết sức ấn tượng.

Thảo luận về  tình hình phát triển kinh tế xã hội năm 2018  và kế hoạch phát triển kinh tế xã hội năm 2019, đa số các đại biểu Quốc hội đều đánh giá mức tăng trưởng  6,98% trong 9 tháng năm 2018 là hết sức ấn tượng. Đồng thời tin tưởng,  với những giải pháp phối hợp đồng bộ giữa Chính phủ, Quốc hội và các bộ, ngành, kinh tế Việt Nam sẽ đạt nhiều triển vọng trong năm 2019 và những năm tiếp theo Đây là nội dung phỏng vấn của phóng viên đài TNVN với ông Nguyễn Hữu Đức, đại biểu quốc hội tỉnh Bình Định, ủy viên thường trực Ủy ban kinh tế của Quốc hội.

Nghe âm thanh tại đây:

 

PV: Thưa ông, chúng ta sắp kết thúc năm 2018, một năm tương đối quan trọng và có nhiều kết quả tích cực trên lĩnh vực kinh tế. Ông có thể nói gì về điều này:

Ông Nguyễn Hữu Đức: Nói về năm 2018, trong bối cảnh 3 năm bản lề của kế hoạch 5 năm 2016-2020, kết quả đạt được trong báo cáo của Chính phủ nêu rõ. Chúng ta đạt được thành tựu của 2018 gắn với 2 năm đó, nhiều ý kiến cho rằng, thành tựu kép, kép ở chỗ sự điều hành, sự chỉ đạo, sự đồng hành giữa Q uốc hội với Chính phủ rất nhịp nhàng và càng nhịp nhàng hơn trong việc thực hiện các mục tiêu, chỉ tiêu các nghị quyết của Quốc hội. Thứ hai là kép ở việc chúng ta đạt được tăng trưởng kinh tế vĩ mô và ổn định. Điều này thể hiện rõ qua nhiều chỉ số, qua nhiều minh chứng trong báo cáo của Chính phủ, báo cáo của các cơ quan của Quốc hội.

Kinh tế xã hội năm 2019 với nhiều triển vọng - ảnh 1 Đại biểu Quốc hội Nguyễn Hữu Đức

Trong đó Ủy ban kinh tế của Quốc hội được giao chủ trì, phối hợp với Ủy ban dân tộc của Quốc hội và các Ủy ban của Quốc hội đánh giá. Thứ ba kép là những kết quả đạt được vừa qua là rất đáng trân trọng trong quan hệ quốc tế. Bước đó là chúng ta đạt được trong Hiệp định thương mại tự do, song phương EU, trong nước thì Hiệp định thương mại tự do tiến bộ. Chỉ ba điều đấy thôi với nối dài thêm nữa thì chúng tôi thấy kết quả đáng trân trọng hy vọng 2018 đạt được kết quả.

PV: Những kết quả đó phải chăng do có sự nhìn nhận, đánh giá ngay từ đầu năm của Chính phủ cũng như các cơ quan của Quốc hội, thưa ông?

Ông Nguyễn Hữu Đức: Lường trước những khó khăn, thách thức, thì ngay từ đầu đầu năm, Quốc hội và Chính phủ có những đánh giá, nhìn thấy những khó khăn, lường trước những dự báo như vấn đề thị trường, vấn đề tiến độ cơ cấu lại nền kinh tế. Chúng tôi muốn nói ở đây, nông nghiệp là quan trọng, những kết quả đạt được là quan trọng. Tuy nhiên, những hạn chế mà chúng tôi lo lắng là thị trường tiêu thụ, vẫn hiện hữu vấn đề thu nhập của người dân. Nhiều ý kiến của thành viên Ủy ban của Quốc hội trong phiên họp gần đây cho rằng, kết quả đạt được nhưng nguy cơ tụt hậu của nông nghiệp so với các ngành kinh tế khác cũng là một cản trở và tới đây, chúng ta cần có những cú hích mạnh, đầu tư mạnh hơn cho nông nghiệp, nông thôn và nông dân.

PV: Vậy theo ông, giải pháp cho những tháng cuối năm và là cơ sở để thúc đẩy tăng trưởng cho những năm tiếp theo là gì?

Ông  Nguyễn Hữu Đức: Tôi thấy rằng, trong kế hoạch điều chỉnh đầu tư công trung hạn thì nên tập trung đầu tư cho nông nghiệp, nông thôn và nông dân, đặc biệt là khu vực đồng bằng sông Cửu Long, vừa rồi là bị ảnh hưởng của biến đổi khí hậu và nước biển dâng. Tôi thấy là định hướng tới đây, thể hiện như thế nào trong phương án trình Quốc hội thì lúc đó chúng tôi sẽ góp ý cụ thể.  Chứ không thể chúng ta nói lý thuyết, trong đường lối chính sách tăng đầu tư xong là con số không thể hiện mặc dù kinh tế rất khó khăn huy động nguồn lực tư nhân và các thành phần kinh tế khác, đã mạnh rồi phải mạnh hơn, nông nghiệp phải là bứt phá đầu tiên, làm cốt cán làm căn cơ cho nền kinh tế phát triển. Thứ hai là về đầu tư, nói về đầu tư của 2019 trong bối cảnh 2 năm còn lại của kế hoạch 5 năm, thì chúng ta không mở rộng đầu tư. 2 năm bản lề của kế hoạch năm năm,  đầu tư của DNNN của FDI giảm, chúng tôi thấy rằng, phải thu hút mạnh hơn thu hút đầu tư của tư nhân. Nghị quyết của Trung ương có rồi, Quốc hội có rồi và tới đây Chính phủ có nhiều chương trình hành động, tới đây, phải thể hiện bằng hành đồng cụ thể để thu hút đầu tư tư nhân, tăng cường  thu hút tăng trưởng, giảm quy mô thu hút đầu tư nhưng tăng tưởng kinh tế, cùng với 12 nhóm giải pháp của Chính phủ  Thủ tướng sẽ nêu.

PV: Các địa phương cần thực hiện nhiệm vụ gì?

Ông Nguyễn Hữu Đức: Những tháng cuối năm, các địa phương từng cơ sở hay cả nước, cốt cán để thu hoạch. Thể hiện kết quả 3 năm đó gánh những hạn chế thua kém của những năm trước. 3 năm đó, giải quyết tiêu thụ thị trường tốt, giải quyết lạm phát, mức tăng trưởng kiên quyết, cải cách thủ tục hành chính. Tôi nghĩ 3 tháng cuối năm đạt được yêu cầu. Cái đó có yếu tố mới và có thể có độ trễ sang quý 1 2019 thì cũng phải lường trước, có giải pháp, đặc biệt vấn đề về vốn, giải ngân vốn cho các chương trình mục tiêu, những khu vực khó khăn thì cần phải có sự quyết liệt hơn từ chính phủ, từ đó, mới tạo được bước tăng trưởng bền vững của năm 2018.

Xin cảm ơn ông

Phản hồi

Các tin/bài khác