(VOV5) - Những gì chúng tôi mong muốn là năm 2020 này, Việt Nam làm tốt trọng trách của mình là Chủ tịch ASEAN và Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc.
Hội lãnh đạo vì hòa bình là một tổ chức phi chính phủ thành lập năm 2017 do cựu Thủ tướng Pháp Jean Pierre Raffarin làm Chủ tịch. Hội có 40 thành viên là cựu các lãnh đạo cấp cao, chính khách một số nước, nhà khoa học, nhà học thuật đạt giải Nobel hòa bình và tổ chức quốc tế. Trong khuôn khổ Diễn đàn lưu động vì hòa bình thường niên, Tổ chức đã chọn, Hà Nội là trạm mở đầu cho chuỗi các sự kiện vì hòa bình tại châu Á năm 2020 này.
PV: Trước hết xin ông cho biết lý do Hội lãnh đạo vì hòa bình chọn Việt Nam là quốc gia đầu tiên khởi động chuỗi hoạt động vì hòa bình trong năm 2020?
Chúng tôi có 3 lý do để lựa chọn Việt Nam. Thứ nhất, năm 2020 đánh dấu một năm rất quan trọng khi Việt Nam đảm nhiệm vai trò kép vừa là chủ tịch ASEAN vừa thành viên không thường trực HĐBA LHQ. Với vai trò đó, Việt Nam có một tiếng nói, vị thế về quản trị trong giải quyết nhiều vấn đề toàn cầu, trong đó có nội dung về hòa bình.
Thứ hai, vai trò của chúng tôi là dự báo khủng hoảng trong tương lai và một trong số đó liên quan đến vấn đề môi trường. Biến đổi khí hậu và những thay đổi về khí hậu theo hướng tiêu cực đang gây ra nhiều căng thẳng trong các mối quan hệ quốc tế, có thể làm nảy sinh những điểm khủng hoảng mới.
Thứ trưởng Ngoại giao Tô Anh Dũng tiếp ông Jean Pierre Raffarin, nguyên Thủ tướng Pháp, Chủ tịch Hội Lãnh đạo vì hòa bình. Ảnh Thế giới & Việt Nam |
Chúng tôi cho rằng cần đưa ra những nghiên cứu, đề xuất để cải thiện mối quan hệ giữa môi trường và hòa bình. Chúng tôi thấy, Việt Nam là một đất nước rất phù hợp để bàn về vấn để này. Thứ 3 là trong bối cảnh quốc tế đang nổi lên vấn đề đặc biệt liên quan đến chủ nghĩa đơn phương, bảo hộ..từ đó kéo theo những căng thẳng gia tăng giữa các nước. Vậy, chúng ta sẽ hợp tác làm sao để đưa ra đề xuất, sáng kiến mà vẫn giữ được sự cân bằng trong các mối quan hệ. Vì lý do đó, chúng tôi muốn cùng chia sẻ ý kiến với các quốc gia như Việt Nam.
PV: Thưa ông, diễn đàn lưu động vì 2020 năm nay tập chung vào nội dung gì và những kết quả đat được trong chuyến công tác của ông tại Hà Nội?
Những mục tiêu chúng tôi đặt ra trong chuỗi hoạt động ở Hà Nội đều đã thành công. Tất cả nhờ vào sự hỗ trợ của lãnh đạo, các bạn Việt Nam. Diễn đàn năm nay có chủ đề “Môi trường và hòa bình”. Chúng tôi dành phần lớn thời lượng để bàn thảo rất cụ thể về vấn đề môi trường, làm sao bảo vệ dòng sông Mekong cũng như đặt trọng tâm về gìn giữ đa dạng sinh học ở vùng lưu vực hạ lưu .Theo cảnh báo của các nhà khoa học, nếu trong 1 thế kỷ nữa nếu chúng ta không có biện pháp thì dòng sông này sẽ bị biến mất.
Thứ trưởng Ngoại giao Tô Anh Dũng và các thành viên Hội Lãnh đạo vì hòa bình chụp ảnh lưu niệm.-Ảnh Thế giới và Việt Nam |
Sự kiện tại Hà Nội, chúng tôi muốn làm khuấy lên nhận thức của các nước về sự nghiêm trọng liên quan đến sự sống còn của dòng sông Mekong. Là quốc gia đầu tiên, chặng mở đầu cho một chuỗi hoạt động năm 2020 này, chúng tôi có những hoạt động đa dạng như trao đổi với thanh niên, tọa đàm về ô nhiễm không khí. Trong năm 2020 sẽ tổ chức Hôi nghị quốc tế đa dạng sinh học tại Trung Quốc. Đây là dịp để chúng ta đưa nội dung về bảo vệ sinh học của dòng sông Mekong vào hội nghị này.
PV: Ông đánh giá như thế nào về sự phát triển chung của Việt Nam cũng như những thách thức mà Việt Nam đang phải đối mặt hiện nay?
Những cảm nhận của tôi về Hà Nội, Việt Nam là rất tốt đẹp. Lần đầu tiên tôi đến Việt Nam năm 1988 và nhiều lần nữa tôi có dịp trở lại để du lịch, đi công tác với trọng trách khác nhau. Tôi luôn ấn tượng với đất nước các bạn bởi mức độ tăng trưởng rất nhanh chóng và tích cực.Tuy nhiên, hiện đại hóa diễn ra cùng với đô thị hóa. Đô thị hóa đi cùng với hàng loạt vấn đề ô nhiễm không khí, ô nhiễm nguồn nước, ô nhiem tiếng ồn. Đây không phải là vấn đề riêng của Việt Nam mà là chung của rất nhiều thành phố, đô thị khác trên thế giới. Vì thế, chúng tôi muốn rằng, cùng với sự phát triển đó, chúng ta có sự hợp tác nào để khắc phục những mặt trái của phát triển.
Liên quan đến môi trường, nhiều tổ chức quốc tế đã chia sẻ cho Việt Nam nhiều sáng kiến cách làm tốt, thực tiễn hay để khắc phục tình trạng ô nhiễm không khí như vấn đề mà Hà Nội đang gặp phải. Hi vọng những gì đã đang được giải quyết, hay áp dụng ở đâu đó sẽ được chúng tôi tập hợp, chia sẻ cho các quốc gia
Và nhân dịp Tết cổ truyền 2020 sắp đến, xin chúc các bạn Việt Nam một Năm mới an khang thịnh vượng. Những gì chúng tôi mong muốn là năm 2020 này, Việt Nam làm tốt trọng trách của mình là Chủ tịch ASEAN và Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc, đặc biệt là tăng cường sự hỗ trợ hơn nữa những sáng kiến của giới trẻ cho sự phát triển mọi mặt của Việt Nam. Chúc hạnh phúc, thịnh vượng và hòa bình cho tất cả mọi người.
PV: Vâng xin trân trọng cảm ơn và chúc ông một Năm mới tốt đẹp.