Sử dụng và quản lý hiệu qủa nguồn vốn, tài sản nhà nước tại doanh nghiệp cổ phần hóa nhà nước

(VOV5) -Cần sớm tiến hành thoái vốn nhà nước trong các lĩnh vực không thực sự cần thiết. 

Một trong những nội dung chính thu hút sự quan tâm góp ý của các đại biểu tại kỳ họp thứ 5-Quốc hội khóa 14 chính là vấn đề sử dụng và quản lý hiệu quả nguồn vốn, tài sản nhà nước tại các doanh nghiệp được cổ phần hóa.

 Trong quá trình cổ phần hóa doanh nghiệp, Chính phủ đã đạt được các mục tiêu thu hút nguồn tài chính cho doanh nghiệp và tăng cơ hội phát triển các doanh nghiệp cổ phần hóa, thúc đẩy vai trò của kinh tế tư nhân, giảm bớt sự tham gia của Chính phủ để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.

Theo báo cáo của Chính phủ, việc quản lý, sử dụng tài sản tại nhiều doanh nghiệp cơ bản được thực hiện theo đúng quy định của pháp luật. Đại biểu Mai Sỹ Diến, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Thanh Hóa, cho rằng: Các doanh nghiệp sau cổ phần hóa có vốn nhà nước có xu hướng tăng, tuy nhiên còn nhiều doanh nghiệp nhà nước hoạt động chưa hiệu quả chưa tương xứng với nguồn lực nhà nước đầu tư.

Sử dụng và quản lý hiệu qủa nguồn vốn, tài sản nhà nước tại doanh nghiệp cổ phần hóa nhà nước - ảnh 1Nhà máy Ethanol Phú Thọ đã "đắp chiếu" nhiều năm nay. - Ảnh: Báo Lao động 

Thực trạng nợ nần, thua lỗ, thất thoát vẫn còn diễn ra, gây thất thoát vốn ngân sách nhà nước. "Với số tiền đầu tư dàn trải vào nhiều doanh nghiệp, nhiều lĩnh vực, do nhiều cơ quan thực hiện chức năng đại diện chủ sở hữu khiến công tác kiểm soát, quản lý tài chính gặp nhiều khó khăn, đây là một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng lãng phí, thất thoát trong đầu tư và quản lý vốn đầu tư của nhà nước cũng như tình trạng hoạt động kém hiệu quả của các doanh nghiệp nhà nước. Vốn nhà nước nằm tại các tập đoàn, tổng công ty, doanh nghiệp nhà nước gần 1,4 triệu tỷ đồng, đây là nguồn lực lớn, nếu không được quản lý chặt chẽ, vốn nhà nước sẽ thất thoát, lãng phí, nhưng rất khó trong việc quy trách nhiệm cụ thể trong xem xét đánh giá." Ông Mai Sĩ Diến cho biết,

Nhiều đại biểu cho rằng phải đẩy mạnh công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát quản lý sử dụng vốn, tài sản nhà nước tại doanh nghiệp nhà nước. Nâng cao cơ chế kiểm soát, quản lý vốn nhà nước, đồng thời có một chế tài pháp lý đủ mạnh để ràng buộc trách nhiệm của các cơ quan và người đại diện chủ sở hữu nhà nước. Bà Mai Thị Ánh Tuyết, Đại biểu Quốc hội tỉnh An Giang, cho rằng:  

"Yêu cầu cấp bách sớm có bộ máy, con người thực hiện việc giám sát quá trình quản lý sử dụng vốn nhà nước một cách chuyên nghiệp, chuyên trách và độc lập thay vì để các bộ và Ủy ban nhân dân kiêm nhiệm như hiện nay. Do đó, để tách bạch được chức năng quản lý nhà nước và chức năng đại diện chủ sở hữu cần sớm thành lập cơ quan chuyên trách làm đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước tại doanh nghiệp. Bên cạnh cần thực hiện tách đội ngũ cán bộ quản lý doanh nghiệp nhà nước thực hiện chế độ thị trường hợp đồng lao động với tất cả các chức danh điều hành doanh nghiệp, đồng thời đổi mới mạnh mẽ việc chế độ tiền lương, thu nhập cơ chế giám sát theo cơ chế thị trường như doanh nghiệp tư nhân.

Một trong những giải pháp quan trọng các đại biểu nêu ra cần sớm tiến hành thoái vốn nhà nước trong các lĩnh vực không thực sự cần thiết. Đồng thời tạo điều kiện cho các nhà đầu tư chiến lược bởi bởi nhà đầu tư chiến lược không chỉ làm tăng nguồn tài chính, mà còn mang lại công nghệ mới, kỹ năng quản trị hiện đại và khả năng mở rộng thị trường. 

Tin liên quan

Phản hồi

Các tin/bài khác