Vùng kinh tế động lực Đông Nam Bộ cần có một trung tâm đào tạo trên đại học

(VOV5) - Mục tiêu hướng tới phục vụ cho đổi mới toàn diện về giáo dục, góp phần xây dựng phát triển đất nước.

Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà chỉ đạo như trên tại Hội nghị phát triển giáo dục và đào tạo vùng Đông Nam Bộ đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045; triển khai thực hiện Nghị quyết của Bộ Chính trị về phương hướng phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng Đông Nam Bộ đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045. Hội nghị do Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức hôm qua, tại Bình Dương.

Vùng kinh tế động lực Đông Nam Bộ cần có một trung tâm đào tạo trên đại học - ảnh 1Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà phát biểu chỉ đạo tại hội nghị. Ảnh: VOV

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đề nghị Bộ Giáo dục và Đào tạo và vùng Đông Nam Bộ cần có chính sách thu hút giáo viên; xem xét công tác đào tạo đi trước một bước để theo kịp xu thế, đổi mới mô hình tổ chức nhân sự.

Bộ cần phát huy nội lực, huy động ngoại lực; có cơ chế xã hội hóa, thu hút các nguồn giáo dục chất lượng cao, tăng cường liên doanh, liên kết, kể cả nước ngoài để đổi mới giáo dục và đào tạo. Mục tiêu hướng tới phục vụ cho đổi mới toàn diện về giáo dục, góp phần xây dựng phát triển đất nước.

Vùng kinh tế động lực Đông Nam Bộ cần có một trung tâm đào tạo trên đại học - ảnh 2Toàn cảnh hội nghị. Ảnh: VOV

Vùng Đông Nam Bộ có 6 tỉnh thành, gồm: Thành phố Hồ Chí Minh, các tỉnh Tây Ninh, Bình Dương, Bình Phước, Đồng Nai và Bà Rịa - Vũng Tàu. Toàn vùng hiện có 57 trường đại học và 316 cơ sở giáo dục nghề nghiệp. Nhiều cơ sở giáo dục đại học đã được xếp hạng cao và tăng thứ bậc trên các bảng xếp hạng uy tín quốc tế.

Tỷ lệ sinh viên đại học đứng thứ hai toàn quốc, chỉ sau đồng bằng sông Hồng. Bình quân hằng năm, có khoảng hơn 70.000 sinh viên và 6.000 học viên, nghiên cứu sinh tốt nghiệp. Giáo dục và đào tạo Đông Nam Bộ đặt mục tiêu đến năm 2030, tầm nhìn 2045 đứng đầu cả nước và thuộc nhóm dẫn đầu Đông Nam Á.

Tin liên quan

Phản hồi

Các tin/bài khác