(VOV5) - Năm 2019, gỗ và sản phẩm gỗ được xuất khẩu sang 140 quốc goa và vùng lãnh thổ, đạt kim ngạch hơn 11 tỷ USD.
Tại hội nghị đánh giá chính sách đầu tư bảo vệ và phát triển rừng, chế biến và thương mại lâm sản do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức sáng 20/8 ở Hà Nội, các đại biểu đánh giá, các chính sách đầu tư trong lâm nghiệp thời gian qua đã giúp hình thành ngành công nghiệp chế biến gỗ và lâm sản.
Tuy nhiên cần tháo gỡ khó khăn về định mức đầu tư phát triển rừng đặc dụng, bổ sung nguồn lực để đáp ứng nhu cầu phát triển của ngành lâm nghiệp trong bối cảnh mới.
Toàn cảnh Hội nghị. Ảnh VGP/ Đỗ Hương |
Theo Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Công Tuấn, mục tiêu của ngành lâm nghiệp trong giai đoạn mới là ngành công nghiệp chế biến gỗ và nâng cao chất lượng rừng không chỉ đảm bảo phát triển kinh tế mà còn phải đảm bảo ổn định an sinh xã hội đối với những người sống sinh sống về nghề rừng cũng như đóng góp cao hơn cho ngành công nghiệp chế biến gỗ . Mục tiêu đưa ngành công nghiệp chế biến gỗ với mong muốn trở thành ngành kinh tế mũi nhọn đạt khoảng 20 tỷ đôla Mỹ xuất khẩu vào năm 2025:
"Tới đây mục tiêu là tập trung vào nâng cao chất lượng rừng, nâng cao cái liên kết theo chuỗi để nâng cao chuỗi giá trị trong sản phẩm lâm nghiệp như vậy cơ chế chính sách cũng phải chuyển hướng đầu tư, lần này theo tinh thần của Luật và mong muốn Bộ là phân định rất rõ chính sách đầu tư là nhà nước sẽ đầu tư cho hệ thống rừng đặc dụng, rừng phòng hộ để đảm bảo môi trường cũng như đa dạng sinh học lâu dài của đất nước. Thứ hai là hỗ trợ cho việc phát triển sản xuất nhưng cơ bản là hỗ trợ về nguồn lực, hỗ trợ cho những hộ nông dân nghèo, những người yếu thế để tiếp cận được với những chính sách nâng cao đời sống gắn với bảo vệ phát triển rừng và hỗ trợ về thị trường."
Năm 2019, gỗ và sản phẩm gỗ được xuất khẩu sang 140 quốc gia và vùng lãnh thổ, đạt kim ngạch hơn 11 tỷ USD.