Báo cáo trình Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII kỳ này có nhấn mạnh đến vai trò của cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài. Để hỗ trợ và phát huy "nguồn lực" kiều bào trong sự nghiệp phát triển và hội nhaaoj của đất nước thời gian tới, còn rất nhiều việc cần phải triển khái, thực hiện.
Phóng viên Đài Tiếng nói Việt Nam phỏng vấn Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Đặng Minh Khôi, Chủ nhiệm Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài.
Thứ trưởng Đặng Minh Khôi trả lời phỏng vấn phóng viên Đài Tiếng nói Việt Nam |
Phóng viên (PV): Thưa ông, cần phải triển khai cụ thể công tác với người Việt Nam ở nước ngoài như thế nào để kết nối và phát huy thế mạnh của cộng đồng?
Thứ trưởng Đặng Minh Khôi: Hiện nay, Đảng và Nhà nước ta luôn hết sức quan tâm đến đồng bào Việt Nam ở nước ngoài và đã có nhiều chủ trương, chính sách hết sức quan trọng đối với công tác này. Ví dụ Nghị quyết 36 và Chỉ thị 45 về công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài của Bộ Chính trị đều nhấn mạnh cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài là bộ phận không thể tách rời của dân tộc Việt Nam. Xuất phát từ quan điểm đó, chúng ta áp dụng rất nhiều chủ trương, đường lối, chính sách để tạo điều kiện thuận lợi cho bà con hướng về quê hương, đất nước sinh sống, làm ăn và phát huy hết khả năng sở trường của mình. Điều này thể hiện rất rõ qua rất nhiều chủ trương, đường lối, chính sách, kể cả tạo điều kiện thuận lợi về giấy tờ về làm ăn buôn bán về kiều hối. Điều này được bà con rất ghi nhận và quan tâm.
Thứ hai nữa là Đảng, Nhà nước ta áp dụng rất nhiều chính sách để giúp bà con ta ổn định nâng cao vai trò pháp lý ở nước ngoài. Chúng ta làm rất tốt và hiệu quả. Ví dụ, cộng đồng người Việt tại Séc đã được coi là một dân tộc thiểu số của Séc. Đây là một nỗ lực rất lớn và rất nhiều cộng đồng của chúng ta ở nhiều nơi thực hiện rất tốt. Bên cạnh đó, chúng ta đã tạo điều kiện cho bà con duy trì và phát huy được bản sắc dân tộc và có tác động rất tích cực đến đời sống của cộng đồng.
Tuy nhiên, bà con mong muốn rất nhiều. Trước hết, bà con mong muốn làm sao mà khi về trong nước được thuận lợi kiến nghị Quốc hội với Bộ Tư pháp và các bộ, ban, ngành khác trên cơ sở Luật pháp Việt Nam, cơ sở Hiến pháp Việt Nam và thông lệ quốc tế để tạo điều kiện tốt nhất cho bà con về mặt thủ tục pháp lý và giấy tờ trở về trong nước.
Thứ hai, về lĩnh vực đầu tư, chúng ta đã thay đổi giữa Luật đầu tư nước ngoài và luật trong nước, luật đầu tư chung. Đây là một cơ sở rất tốt để bà con về đầu tư, kinh doanh ở trong nước.
Tuy nhiên, để thực hiện cụ thể đặc biệt các địa phương thì chúng ta cải cách khác nữa. Hiện nay chúng ta đang đẩy mạnh giải quyết thủ tục hành chính bằng điện tử hoặc là cơ sở dữ liệu…thì cái này dần dần làm từng bước. Nhưng tôi cho rằng về những nội dung này, chúng ta cần cải thiện hơn nữa. Ví dụ, giữ gìn tiếng Việt hết sức quan trọng vói mỗi cộng đồng. Chúng ta đã đầu tư rất nhiều cho đội ngũ giáo viên, rồi hỗ trợ sách giáo khoa,… nhưng rõ rang, với hơn 5,3 triệu người ở trên 130 nước, vùng lãnh thổ và nhiều nơi bà con sống rải rác, chỉ có một vài gia đình. Nếu chúng ta cứ theo cách dạy tiếng Việt xưa nay thì rất khó để phổ cập tiếng Việt ra bên ngoài. Về việc này, Ủy ban về người Việt Nam ở nước ngoài cùng Bộ Giáo dục và đào tạo, làm sao cố gắng để đưa các chương trình giảng dạy tiếng Việt lên trên web để bà con có thể tự học được cập nhật.
(PV): Thưa ông, kiều bào còn thắc mắc ở cấp trung ương thì thực hiện rất tốt các chính sách, nhưng xuống địa phương thì đôi khi không được thực hiện như mong muốn?
Thứ trưởng Đặng Minh Khôi: Tôi đi công tác rất nhiều địa phương để tìm hiểu thực tế. Tôi đã vào thành phố Hồ Chí Minh, đi Hải Phòng và một loạt các tỉnh miền Trung thì có thể nói khẳng định lãnh đạo các địa phương chúng ta cũng hết sức quan tâm nên công tác người Việt Nam ở nước ngoài. Các hội Liên lạc với người Việt Nam ở nước ngoài ở các địa phương hoạt động rất tích cực. Chúng ta phải thừa nhận thực tế rằng là cộng đồng của chúng ta hết sức đa dạng, nhiều thế hệ khác nhau, kể cả về trình độ, về điều kiện kinh tế,…. Như vậy thì rõ ràng là các bộ, ngành, địa phương của chúng ta cần phải có cách tiếp cận cụ thể hơn và linh hoạt hơn. Điều này thì nói ra thì dễ nhưng để làm được thì cần có thời gian. Trước hết, chính những cán bộ tiếp dân để giải quyết cụ thể những mong muốn, bà con phải ý thức được vấn đề này và vẫn đề này ta đang có cải thiện nhất định. Ủy ban người Việt Nam ở nước ngoài hàng năm đều có sơ kết tổng kết và đều làm việc với các địa phương chặt chẽ về vấn đề này.
(PV): Chính phủ có đề cập đến cuộc cách mạng công nghệ 4.0 và đề cập rất nhiều đến vai trò của trí thức kiều bào ở nước ngoài. Cần đặt vai trò của trí thức kiều bào như thế nào trong việc thực thi các chính sách cũng như tham gia vào quá trình phát triển kinh tế, xã hội ở trong nước?
Thứ trưởng Đặng Minh Khôi: thực ra là bà con ta ở nước ngoài đã và đang tham gia cùng với cả trong nước trong quá trình quản lý kinh tế. Tổ tư vấn kinh tế của Thủ tướng Chính phủ có sự tham gia của các nhà khoa học. Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam có đại diện tiêu biểu của kiều bào. Điều quan trọng là chúng ta cần thông tin rộng rãi hơn về các nội dung này để người dân trong nước cũng như bà con kiều bào hiểu rõ hơn những đóng góp tích cực của bà con ở nước ngoài đối với sự phát triển kinh tế, xã hội trong nước.
Riêng với Đại hội Đảng toàn quốc, không phải chỉ là Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII, các đại hội trước chúng ta đều xin ý kiến của bà con ở nước ngoài. Và trên thực tế có rất nhiều ý kiến đóng góp hết sức tâm huyết về việc phát triển kinh tế xã hội, về xây dựng Đảng cũng như là duy trì phát triển bản sắc văn hóa của dân tộc.
Trong báo cáo chính trị tại Đại hội này, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng cũng đã có nhấn mạnh trong gian tới chúng ta sẽ nỗ lực phấn đấu để hỗ trợ giúp đỡ kiều bào củng cố địa vị pháp lý và hội nhập và khẳng định vai trò ở nước sở tại. Thứ hai, chúng ta làm tốt hơn về công tác bảo hộ những lợi ích chính đáng của bà con tại nước ngoài, giúp bà con tiếp tục dạy và học tiếng Việt, duy trì, giữ gìn được bản sắc văn hóa dân tộc. Thêm nữa, chúng ta cần làm tốt hơn công tác thông tin từ trong nước ra nước ngoài để bà con có thông tin đầy đủ về tình hình trong nước, từ đó hướng về nước, tin tưởng vào sự phát triển của đất nước, quê hương.
PV: Xin cảm ơn ông!