Trí thức kiều bào nguồn lực cho phát triển

(VOV5) - Các trí thức người Việt ở nước ngoài trở về tham gia Hội đều mang theo những dự án, kế hoạch có sự đồng lòng chung sức của các nhà khoa học nữ trong nước. 

Trong sĩ phát triển của đất nước với xu thế hội nhập sâu rộng, lực lượng trí thức người Việt ở nước ngoài có nhiều đóng góp quan trọng trên các lĩnh vực. Để giúp quý thính giả thấy rõ vai trò và mong muốn được cống hiến, hãy nghe các chuyên gia tham gia trực tiếp với các trí thức người Viêt đánh giá về họ

Nghe âm thanh bài viết tại đây:

Hội nữ trí thức Việt Nam từ lâu  đã trở thành mái nhà chung không chỉ dành cho các trí thức, các nhà khoa học nữ trong nước, mà còn cả nữ trí thức, khoa học ở nước ngoài.  Các trí thức người Việt ở nước ngoài trở về tham gia Hội đều mang theo những dự án, kế hoạch có sự đồng lòng chung sức của các nhà khoa học nữ trong nước. Giáo sư tiến sĩ Phạm Thị Trân Châu kể về một số đóng góp của các nữ trí thức việt kiều:Ở nước ngoài không phải được tự do thành lập Hội nên chúng tôi chỉ có những cá nhân. Ví dụ như chị Bích Yến, ở Áo, làm ngày quốc tổ Việt Nam toàn cầu thì xin được để logo của Hội và chị tuyên truyền. Hay chị Như Mai, việt kiều tại Pháp tham gia Hội và hỗ trợ cho chị Tố Nga về vụ việc chất độc da cam. Còn như chị Bích Thiện, ở Hung cũng rất tích cực…

Trí thức kiều bào nguồn lực cho phát triển	 - ảnh 1 GS-TS Phạm Thị Trân Châu, người kết nối nữ trí thức người Việt toàn cầu

Trên lĩnh vực giáo dục, các trí thức người Việt trở về hợp tác nghiên cứu khoa học, công bố các công trình quốc tế ngày càng nhiều. Những dự án của các trường đại học trong nước có sự tham gia của những trí thức người Việt, với việc áp dụng những công nghệ mới, tinh thần đổi mới sáng tạo đã giúp cho giáo dục của Việt Nam nắm bắt, tiếp cận với xu thế của thế giới. Tiến sĩ Nguyễn Thanh Phương, hiệu phó trường Đại học Cần Thơ chia sẻ:Thu hút trí thức ở nước ngoài về cũng có cơ chế mở, để thu hút về làm việc, chương trình giảng viên thỉnh giảng, tới họ về  giảng dạy 1 2 môn cho học trò. Thu hút cần nguồn lực về tài chính. Nhưng xu hướng phải làm vì có nhiều cái lợi, đó là người đó về giảng dạy, hợp tác nghiên cứu, công bố khoa học mà còn góp phần nâng chất lượng giảng dạy của trường đó

Trí thức kiều bào nguồn lực cho phát triển	 - ảnh 2  Toàn cảnh “Tọa đàm Cộng đồng trí thức, doanh nhân Việt Nam ở nước ngoài - một nguồn lực quan trọng góp phần phát triển đất nước” vừa được tổ chức. Ảnh: vtv.vn

Hội nhập với nền tảng của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, việc ký kết các Hiệp định thương mại thế hệ mới như CPTPP sẽ giúp cho các doanh nghiệp Việt Nam có điều kiện phát triển, đồng thời là cơ hội để thu hút nhiều hơn nguồn lực từ nước ngoài, trong đó có trí thức việt kiều. Phó giáo sư, tiến sĩ Hoàng Văn Cường, Hiệu phó trường Đại học kinh tế quốc dân cho rằng:Việc thu hút trí thức việt kiều trên nhiều lĩnh vực từ lâu rồi không phải đến khi ký kết hiệp định nhưng việc này tạo thêm điều kiện thu hút nguồn lực từ bên ngoài  

Những đóng góp của trí thức người Việt ở nước ngoài trên nhiều lĩnh vực những năm gần đây ngày càng rõ.  Tâm huyết muốn đóng góp cho quê hương đã được thể hiện qua rất nhiều dự án trên các lĩnh vực. Ví dụ như lĩnh vực công nghệ sinh học, lực lượng trí thức ở nước ngoài sẵn sàng chuyển giao công nghệ, kỹ năng, kinh nghiệm tổ chức sản xuất. Tiến sĩ Tạ Bá Hưng, dự án thúc đẩy đổi mới sáng tạo ( Bộ khoa học và công nghệ) cho biết:Đội ngũ trí thức người việt ở nước ngoài đông đảo, nhiệt huyết sẵn sàng đóng góp cho sự nghiệp khoa học công nghệ nói riêng và đất nước nói chung. Sẵn sàng về nước hỗ trợ những nghiên cứu trên nhiều lĩnh vực. Họ có mối quan hệ tốt với trí thức ở nước sở tại trong lĩnh vực chuyên môn làm động lực hỗ trợ trong nước

Sự phối hợp giữa các chuyên gia trong nước và nước ngoài rất cần thiết để duy trì các dự án cho sự phát triển của đất nước . Rời quê hương đi học, đi làm, có điều kiện được làm việc ở môi trường tiên tiến, các trí thức người Việt đều hướng về quê hương với mong muốn được góp sức của mình. Khi có  những cơ chế, chính sách thu hút nguồn lực từ trong nước, các trí thức người Việt sẵn sàng trở về. Hoặc họ có thể hỗ trợ cho các dự án từ nước ngoài, hình thành những mạng lưới các trí thức để cùng cộng tác vì sự phát triển của đất nước.

Tin liên quan

Phản hồi

Các tin/bài khác