Chiều 2/6: Quốc hội thảo luận kinh tế - xã hội: đầu tư thích đáng cho ngư dân và nông dân

(VOV5) - (VOV5) - Chiểu 2/6, tại phiên thảo luận tại hội trương về kinh tế - xã hội, Quốc hội đề nghị Chính phủ tập trung đầu tư thích đáng cho ngư dân và nông dân

Tại phiên thảo luận hôm nay,  nhiều đại biểu Quốc hội đề nghị Chính phủ tập trung đầu tư tàu đánh cá lớn cho ngư dân, trước mắt là đầu tư ở các vùng, các tỉnh trọng điểm với số lượng thích hợp. Các đại biểu cũng đồng tình với phương án dành 16.000 tỷ  đồng cân đối trong ngân sách năm 2013 để chi cho cảnh sát biển, chi cho lực lượng kiểm ngư và chi để hỗ trợ bà con ngư dân đánh bắt xa bờ. Ông Nguyễn Cao Sơn, đại biểu Quốc hội tỉnh Hòa Bình, nêu ý kiến: Trước tình hình biển Đông đang diễn biến phức tạp, khó lường, tôi đồng ý đồng tình với Chính phủ tập trung nguồn lực quốc gia 16 ngàn tỷ thắt lưng buộc bụng, đặt nền kinh tế vào trạng thái động, vừa ổn định vĩ mô vừa gắn liền kinh tế với quốc phòng, ưu tiên xét lại đầu tư dành ngân sách hỗ trợ cho cảnh sát biển và ngư dân để họ yên tâm vươn khơi bám biển.


Chiều 2/6: Quốc hội thảo luận kinh tế - xã hội: đầu tư thích đáng cho ngư dân và nông dân - ảnh 1

 

Nhiều đại biểu cũng cho rằng Chính phủ cần yêu cầu các địa phương tổng rà soát, tạm dừng triển khai những dự án chưa thực sự cần thiết để tập trung nguồn lực, tiềm lực cho các lực lượng chấp pháp và ngư dân bám biển            

 

Nông nghiệp, nông dân và nông thôn cũng là những vấn đề được nhiều đại biểu Quốc hội đề cập trong ngày thảo luận về kinh tế - xã hội hôm nay. Theo nhiều đại biểu, trong 3 năm qua, mặc dù Việt Nam đã có rất nhiều các chính sách ưu  đãi cho nông nghiệp nhưng tốc độ tăng trưởng của nông nghiệp ngày càng giảm. Giá bán nông sản thấp, sản xuất không có lãi, sản phẩm nông nghiệp Việt Nam khó cạnh tranh trên thị trường khu vực và thế giới. Trước thực tế đó, nhiều ý kiến đề nghị Chính phủ ưu tiên nguồn lực hơn nữa để kinh tế nông nghiệp thực sự là một trong những trụ cột quan trọng của nền kinh tế. Ông Trương Văn Vở, đại biểu Quốc hội tỉnh Đồng Nai, nêu ý kiến: Việc cần làm ngay là cần quyết liệt hơn, hướng dẫn địa phương triển khai tái cơ cấu ngành nông nghiệp, hiện nay các địa phương đang lúng túng. Theo đó bổ sung giải pháp căn cơ hơn về tiêu thụ nông sản, kể cả thực hiện chương trình công nghệ sinh học, phát triển nông nghiệp công nghệ cao. Nhân đây tôi cũng đề nghị Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn cần đề cao trách nhiệm của mình để sớm hoàn thành và triển khai quy hoạch các vùng, khu nông nghiệp công nghệ cao đồng thời kịp thời thể chế hóa chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư nông nghiệp, nông thôn, thực hiện có kết quả chuỗi liên kết sản xuất hàng hóa từ đầu vào đến đầu ra tiêu thụ sản phẩm, cây trồng, vật nuôi chủ lực lợi thể từng địa phương, từng vùng.

 

Trong khi đó, lường trước những khó khăn mà ngành nông nghiệp đang phải đối mặt hiện nay, nhất là khó khăn về thị trường, ông Cao Đức Phát, đạibiểu Quốc hội tỉnh Đắc Lắc,  Bộ trưởng Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn cho biết  1 số định hướng của ngành trong thời gian tới: Trong những tháng tới sẽ tập trung tháo gỡ khó khăn vướng mắc để phát triển thị trường tiêu thụ, nhất là về xuất khẩu, trong đó đặc biệt chú trọng đa dạng hóa thị trường, nhất là đối với những mặt hàng nông  sản tươi sống. Thứ 2 sẽ tiếp tục tái cơ cấu ngành trong đó, đặc biệt chú trọng điều chỉnh sản xuất những mặt hàng khó khăn về thị trường theo các định hướng về thị trường mới. thứ 3 là tăng cường năng lực và chuẩn bị sẵn sàng đối phó với dịch bệnh, thiên tai.

 

Cũng tại phiên thảo luận, một số đại biểu Quốc hội đề nghị hoàn thiện thể chế pháp luật trong lĩnh vực nông nghiệp, chú trọng đổi mới cơ chế, chính sách trong tái cơ cấu sản xuất nông nghiệp; phát triển các sản phẩm chủ lực của quốc gia và có tiềm năng về năng suất, chất lượng, giá trị cao ../.

Phản hồi

Các tin/bài khác