(VOV5) - Hôm nay, hàng chục nghìn tăng ni, phật tử, chức sắc Phật giáo trên thế giới và tring nước, các vị nguyên thủ quốc gia đã về Khu du lịch taanm linh Chùa Tam Chúc.
Ngay từ sáng sớm, việc đón tiếp các đại biểu về dự Đại lễ đã được tổ chức chu đáo để buổi khai mạc đại lễ diễn ra viên mãn.
Tam Chúc lúc 6g30 sáng 12-5 - Ảnh: V.Giang
Ban cung nghinh đã sẵn sàng - Ảnh chụp 6g32 của Vũ Giang
Trong phiên khai mạc, theo thông tin từ Ban Tổ chức, sẽ có sự tham dự chứng minh của chư tôn đức lãnh đạo cao cấp của GHPGVN, chư vị Tăng thống, Tăng vương, lãnh đạo các Giáo hội, tổ chức Phật giáo trên thế giới.
Không gian hội trường chính, ảnh cập nhật mới nhất từ TT.Thích Minh Quang
Tình nguyện viên Vesak ngoài các sinh viên các trường Đại học còn có chư Tăng Ni Học viện Phật giáo VN tại Hà Nội.
Trưởng lão HT.Thích Trí Quảng quang lâm
Những khuôn mặt hoan hỷ chờ đón giờ khai mạc...
Ảnh: V.Giang
Theo BTC Đại lễ, hơn 7.000 Tăng Ni trẻ, thanh niên, sinh viên, học sinh tham gia các đội hình tình nguyện phục vụ Đại lễ Vesak 2019 ở các vị trí khác nhau như: lễ tân, hướng dẫn đoàn, đón tiếp, hậu cần, ẩm hực, đêm hoa đăng…
Để vào Hội trường - nơi diễn ra lễ khai mạc Đại lễ, đại biểu phải qua cửa an ninh được Bộ Công an kiểm tra nghiêm ngặt, đảm bảo cho buổi lễ diễn ra thành công...
Đoàn Tăng Ni cung nghinh: Ảnh: V.Giang
Ảnh: V.Giang
Ngoài các đại biểu quốc tế, đại biểu trong nước và hàng ngàn Phật tử hân hoan về dự lễ.
Hình ảnh an lành
Nơi diễn ra lễ khai mạc
Vào giờ này, Tam Chúc - nơi mệnh danh là "Vịnh Hạ Long trên cạn" hiện ra mờ ảo trong sương - Ảnh: V.Giang
Ông Trần Thanh Mẫn - Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc VN đã đến tham dự Đại lễ...
Chư tôn đức lãnh đạo GHPGVN, đại diện Ủy ban Tổ chức Quốc gia Đại lễ Vesak 2019 đón tiếp các đại biểu, khách quý
Ảnh: V.G
Ảnh: V.Giang
Đứng từ sân điện Tam thế, hay điện Quan Âm nhìn xuống, bao quát tầm mắt là toàn cảnh hồ Tam Chúc đẹp như một bức tranh thủy mặc khổng lồ với những đường nét hoàn toàn tự nhiên do tạo hóa sắp đặt, cơ hồ như một tiểu vịnh Hạ Long. Có lẽ vì thế mà chùa Tam Chúc còn được rất nhiều nhà phong thủy đánh giá là vùng đất địa linh bởi ở thế lưng tựa vào núi, mặt nhìn ra hồ.
Ảnh: V.G
Hồ Tam Chúc có diện tích mặt nước rộng tới 600ha, là hồ nước ngọt tự nhiên rộng nhất cả nước và là nơi trú ngụ của hàng chục loài động vật hoang dã. Cảnh quan thiên nhiên hoang sơ kỳ vĩ, ba mặt được bao bọc bởi dãy núi Thất Tinh hình tay ngai, dưới hồ có 6 ngọn núi đá mọc lên từ mặt nước có tên là hồ Lục Nhạc.
Theo truyền thuyết được người dân trong vùng kể lại, Ba Sao gắn với truyền thuyết “Tiền Lục Nhạc - hậu Thất Tinh”. Theo đó, trên dãy núi 99 ngọn nằm ở phía Tây nam hướng về chùa Hương có 7 ngọn núi gần làng Tam Chúc.
Thuở xa xưa, cứ đêm đến, 7 ngọn núi này đều xuất hiện đốm sáng lớn tựa như 7 ngôi sao, sáng suốt đêm. Ánh sáng lung linh từ trên cao rọi xuống một vùng rộng lớn. Dân làng gọi đó là núi “Thất Tinh” và ngôi chùa ở đây được gọi là chùa “Thất Tinh”. Sau đó, có người đến núi Thất Tinh đục đẽo, hòng lấy đi 7 ngôi sao đặc biệt đó. Họ chất củi thành đống lớn và đốt nhiều ngày khiến cho 4 ngôi sao bị mờ dần đi, cuối cùng chỉ còn lại 3 ngôi sao. Vì thế, chùa “Thất Tinh” sau này được đổi thành chùa “Ba Sao” và thị trấn Ba Sao (Kim Bảng) cũng được lấy tên gọi từ tích ấy.