Khai mạc Trưng bày chuyên đề “Bãi Cọi - nơi gặp gỡ các nền văn hóa”

(VOV5) - Lễ khai mạc trưng bày chuyên đề “Bãi Cọi - Nơi gặp gỡ các nền văn hóa” diễn ra sáng 18/11/2020 tại Bảo tàng Lịch sử quốc gia, số 1 Tràng Tiền, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.
Khai mạc Trưng bày chuyên đề “Bãi Cọi - nơi gặp gỡ các nền văn hóa” - ảnh 1  Cắt băng khai mạc trưng bày.

Trưng bày do Bảo tàng Lịch sử quốc gia và Bảo tàng Hà Tĩnh phối hợp tổ chức, nhân Kỷ niệm ngày Di sản văn hóa Việt Nam 23/11.

Di tích khảo cổ học Bãi Cọi thuộc xã Xuân Viên, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh. Di tích này có ý nghĩa rất quan trọng trong nghiên cứu thời Sơ sử ở Việt Nam. Vì vậy, năm 2014, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ký quyết định công nhận Di tích Khảo cổ học Bãi Phôi Phối - Bãi Cọi là Di tích cấp Quốc gia.

Khai mạc Trưng bày chuyên đề “Bãi Cọi - nơi gặp gỡ các nền văn hóa” - ảnh 2             Hiện vật trưng bày.

Trưng bày chuyên đề “Bãi Cọi - Nơi gặp gỡ các nền văn hóa” gồm gần 150 ảnh, tài liệu, hiện vật tiêu biểu, gồm: bộ sưu tập chum gốm mai táng, mộ huyệt đất và các sưu tập đồ tùy táng, đồ gốm, đồ kim loại, đồ sắt, đồ trang sức. Nhưng hiện vật này có niên đại cách đây 2500 - 2000 nămÔng Nguyễn Văn Đoàn, Giám đốc bảo tàng lịch sử quốc gia Việt Nam, cho biết: "Quá trình nghiên cứu khai quật Bãi Cọi phát hiện ra nhiều điều quan trọng, đặc biệt là dấu ấn văn hóa Sa Huỳnh mà lâu nay cho rằng chỉ ở tỉnh Hà Tĩnh dấu ấn văn hóa Sa Huỳnh dường như còn rất mờ nhạt. Hà Tĩnh là vùng đệm vùng giao thoa giữa hai nền văn hóa Đông Sơn và văn hóa Sa Huỳnh, bởi vậy đã tạo ra bản sắc văn hóa độc đáo, thể hiện qua những loại hình đồ táng, tùy táng và các di vật đi kèm. Thời gian tới, chúng tôi phải nghiên cứu thêm nội hàm văn hóa này nữa mới hiện diện đủ và toàn diện. Sau trưng bày này, chúng tôi sẽ tiếp tục trưng bày tại bảo tàng tỉnh Hà Tĩnh".

Trưng bày mở cửa từ 18/11/2020 đến hết tháng 4/2021 tại Bảo tàng Lịch sử quốc gia ở Thủ đô Hà Nội.

Phản hồi

Các tin/bài khác