Phát hiện di tích khảo cổ học tiền sử tại thôn Ngòi Sen, xã Văn Phú, thành phố Yên Bái

(VOV5) - Hiện vật phát hiện ở đây phong phú, đa dạng, chế tác chủ yếu từ cuội sông. 
Phát hiện di tích khảo cổ học tiền sử tại thôn Ngòi Sen, xã Văn Phú, thành phố Yên Bái - ảnh 1Hiện vật phát hiện tại thôn Ngòi Sen - Ảnh: baoyenbai.com.vn

Thạc sỹ Lý Kim Khoa, Phó Giám đốc Bảo tàng tỉnh Yên Bái cho biết: Mới đây, trong đợt khảo sát sưu tầm chuyên đề các hiện vật nông cụ bổ sung bộ sưu tập nông cụ phục vụ trưng bày ở Bảo tàng tỉnh Yên Bái, cán bộ chuyên môn của Bảo tàng đã phát hiện một di tích văn hóa thời Hậu kỳ Đá cũ (tiền văn hóa Hòa Bình) tại thôn Ngòi Sen, xã Văn Tiến, thành phố Yên Bái.

Hiện vật phát hiện ở đây phong phú, đa dạng, chế tác chủ yếu từ cuội sông. Về loại hình gồm các loại chủ yếu: Công cụ hình mai rùa, công cụ một rìa lưỡi, công cụ hai lưỡi, công cụ mảnh tách, công cụ mũi nhọn, công cụ mũi dọc, công cụ chặt rìa ngang, công cụ 1/2 viên cuội… có niên đại khoảng 9.000 đến 10.000 năm. Ngoài ra, trên bề mặt còn phát hiện được vật liệu xây dựng gạch vồ thời Lê - Nguyễn thế kỷ XVII đến đầu thế kỷ XIX.

Đây là lần đầu tiên Bảo tàng Yên Bái phát hiện được loại hình di tích khảo cổ học tiền sử loại hình này. Các công cụ phong phú, kỹ thuật chế tác tinh xảo hơn các địa điểm khác có cùng niên đại trên địa bàn tỉnh.
Tin liên quan

Phản hồi

Các tin/bài khác