(VOV5) - Đến năm học 2022-2023, số giáo viên tiếng Anh các cấp học phổ thông đạt yêu cầu về năng lực ngoại ngữ để triển khai chương trình Ngoại ngữ mới ở các cấp học.
Hôm qua (27/12), tại Hà Nội, Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam phối hợp với Ban Quản lý Đề án Ngoại ngữ quốc gia tổ chức Hội thảo công bố báo cáo thường niên 2023 với chủ đề “Dạy và học Ngoại ngữ tại Việt Nam”.
Quang cảnh hội thảo. Ảnh: Bộ Giáo dục |
Theo báo cáo, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã hoàn thành việc xây dựng, ban hành chương trình các môn Ngoại ngữ theo Chương trình Giáo dục phổ thông năm 2018. Các địa phương triển khai thí điểm hoạt động cho trẻ mầm non làm quen với tiếng Anh ngày càng tăng. Đến năm học 2022-2023, có 53/63 địa phương triển khai. Đến năm học 2022-2023, số giáo viên tiếng Anh các cấp học phổ thông đạt yêu cầu về năng lực ngoại ngữ để triển khai chương trình Ngoại ngữ mới ở các cấp học.
Báo cáo thường niên năm 2023 về “Dạy và học Ngoại ngữ ở Việt Nam” cũng cho thấy, kết quả của học sinh Việt Nam chưa thực sự vượt trội trong các kỳ thi tiếng Anh quốc tế. Do đó, trong nhiều năm qua, các nhà nghiên cứu, nhà giáo dục và các nhà hoạch định chính sách đã đưa ra những giải pháp giúp học sinh Việt Nam có thể bứt phá năng lực ngôn ngữ, đặc biệt là tiếng Anh.