(VOV5) - Ban chỉ đạo dự án gồm có các đại diện quản lý đến từ Đại sứ quán Đan Mạch tại Việt Nam, Bộ Giáo dục Đan Mạch, và Bộ LĐTB &XH Việt Nam.
gày 21/03, tại Hà Nội, Đại sứ quán Đan Mạch tổ chức Hội thảo tổng kết giai đoạn 1 dự án hợp tác đào tạo nghề Việt Nam- Đan Mạch giai đoạn 2017-2019 và khởi động giai đoạn II ( 2019-2022).
Đại sứ Đan Mạch Kim Højlund Christensen phát biểu khai mạc. |
Phát biểu khai mạc, Đại sứ Đan Mạch Kim Højlund Christensen đánh giá cao nỗ lực Chính phủ Việt Nam, đặc biệt là Bộ LĐTB &XH trong việc tiếp tục đẩy mạnh trọng tâm vào lĩnh vực giáo dục dạy nghề của Việt Nam trong việc thúc đẩy trọng tâm vào lĩnh vực giáo dục dạy nghề: “Đây là một lĩnh vực vô cùng quan trọng bởi giáo dục dạy nghề sẽ đem lại cơ hội việc làm cho giới trẻ, giúp xây dựng nên một lực lượng lao động có kiến thức, kỹ năng, lành nghề. Ngoài ra, giáo dục dạy nghề cũng sẽ hỗ trợ công cuộc phát triển kinh tế xã hội một cách mạnh mẽ, bền vững và công bằng."
Hội thảo có sự tham gia của Đại sứ quán Đan Mạch, đại diện Bộ LDTB&XH, Bộ Giáo dục Việt Nam, Bộ Giáo dục Đan Mạch và các trường nghề, doanh nghiệp Việt Nam |
Khởi động từ tháng 1 năm 2017, dự án Giáo dục dạy nghề giữa Việt Nam và Đan Mạch (TVET) hướng đến thu hẹp mục đích thu hẹp chênh lệnh giữa kỹ năng và nang lực của sinh viên với nhu cầu thực tế của doanh nghiệp và thị trường lao động trong hai lĩnh vực nội thất và đồ họa bằng cách tăng cường hợp tác giữa nhà trường và doanh nghiệp, thúc đẩy học đi đôi với hành. Ban chỉ đạo dự án gồm có các đại diện quản lý đến từ Đại sứ quán Đan Mạch tại Việt Nam, Bộ Giáo dục Đan Mạch, và Bộ LĐTB &XH Việt Nam.
Tiến sĩ Trương Anh Dũng, Phó Tổng Cục trưởng Cục GDNN, Bộ LĐ & TBXH cho biết, giai đoạn đầu (2017-2019) kết thúc với những thành quả đáng ghi nhận. Nhìn chung dự án hoàn thành giai đoan đầu tiên được đánh giá là phù hợp với các nhu cầu của hệ thống giáo dục dạy nghề Việt Nam. Các trường dạy nghề lẫn chính phủ Việt Nam đều nhận thấy rõ tầm quan trọng của việc tăng cường hợp tác giữa nhà trường và doanh nghiệp.
Ngoài ra, việc thành lập các Hội đồng kỹ năng nghề địa phương với vai trò đầu mối liên lạc giữa nhà trường và doanh nghiệp đã hết sức thành công. Những hội đồng này tạo nên một diễn đàn trao đổi thông tin vè nhu cầu kỹ năng hiện tại, tương lại của công ty, cũng như góp phần kéo quan hệ hợp tác giữa các trường, doanh nghiệp, chính quyền địa phương và các bên liên quan khác trở nên hiệu quả hơn.
Ban chỉ đạo dự án gồm có các đại diện quản lý đến từ Đại sứ quán Đan Mạch tại Việt Nam, Bộ Giáo dục Đan Mạch, và Bộ LĐTB &XH Việt Nam. |
Dựa trên hiệu quả ban đầu của dự án thử nghiệm và kinh nghiệm từ quốc tế, ông Torben Shchuster, Cố vân cấp cao Bộ Giáo dục Đan Mạch, Giám đốc dự án TVET đã đưa ra những khuyến nghị hữu ích cho sự phát triển giáo dục, đào tọa nghề nghiệp ở Việt Nam trong bối cảnh hiện nay.
“Chúng tôi rút ra được rất nhiều bài học quan trọng từ giai đoạn đầu của dự án. Đầu tiên, cải cách hệ thống giáo dục nghề nghiệp đang là một trong những ưu tiên hàng đầu của Chính phủ Việt Nam.Các trường dạy nghề lẫn chính phủ Việt Nam đều nhìn nhận tầm quan trọng của việc tăng cường hợp tác giữa nhà trường và doanh nghiệp.Tuy nhiên để thay đổi là cả một quá trình dài, đòi hỏi sự tham gia của cả giáo viên lẫn quản lý của các trường dạy nghề. Quá trình tăng cường tự chủ có các trường giáo dục dạy nghề sẽ giúp họ tự xây dựng thương hiệu, gắn kết hơn với khối doanh nghiệp nhưng cũng đồng thời làm tăng thêm nhiều thách thức mà họ hiện đang phải đối mặt. Cuối cùng, chúng ta cần tuyển dụng và tăng thêm sức trẻ vào lĩnh vực đào tạo giáo dục dạy nghề trên toàn quốc.”
Thay đổi giáo dục dạy nghề là một quá trình lâu dài. Dựa trên thành công của dự án thí điểm, Việt Nam và Đan Mạch nhất trí cùng tiếp tục giai đoạn 2 của dự án Giáo dục dạy nghề giai đoạn 2019-2022. Bên cạnh việc bổ sung ngành chế biến thực phẩm thành lĩnh vực hợp tác mới, giai đoạn 2 cũng sẽ gia tăng tìm kiếm đối thoại chính sách và cải thiện hợp tác với các đối tác quốc tế khác.