Chính phủ kiến nghị sửa đổi cơ sở pháp lý để xử lý nợ xấu

(VOV5) - Đây là nội dung đáng chú ý trong phiên họp chiều 22/5, trong khuôn khổ kỳ họp  thứ 3 Quốc hội khóa XIV.  

Đây là nội dung đáng chú ý trong phiên họp chiều 22/5, trong khuôn khổ kỳ họp  thứ 3 Quốc hội khóa XIV.  Theo đó, Chính phủ đã trình Quốc hội dự thảo sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật các tổ chức tín dụng, trình dự thảo Nghị quyết về xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng.

Chính phủ kiến nghị sửa đổi cơ sở pháp lý để xử lý nợ xấu - ảnh 1Các đại biểu tham dự khai mạc Kỳ họp thứ 3, Quốc hội khóa XIV. Ảnh: quochoi.vn  

Theo Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Lê Minh Hưng, 2 việc làm này là cần thiết để đáp ứng nhu cầu phát triển của nền  kinh tế giai đoạn mới, góp phần giữ vững ổn định, an toàn hệ thống tổ chức tín dụng cũng như nền kinh tế: “Luật sửa đổi bổ sung được ban hành nhằm tạo cơ sở pháp lý, cụ thể hóa chủ trương chính sách của Đảng, Nhà nước  về hoàn thiện khuôn khổ pháp lý để xử lý căn bản  và triệt để nợ xấu và các tổ chức tín dụng yếu kém bằng các hình thức phù hợp với cơ chế thị trường trên nguyên tắc thận trọng bảo đảm quyền lợi của người gửi tiền và giữ vững an toàn hệ thống; bổ sung các biện pháp ngăn ngừa hiệu quả việc phát sinh mới các tổ chức tín dụng yếu kém và xử lý tình trạng sở hữu chéo vốn ảo trong hoạt động của các tổ chức tín dụng”.

Dự thảo sửa đổi 20 điều, bổ sung 26 điều, trong đó có bổ sung các quy định để ngăn ngừa nguồn vốn ảo, minh bạch nguồn vốn góp, bổ sung việc Ngân hàng Nhà nước có thể đặt tổ chức tín dụng dưới sự kiểm soát đặc biệt.....

Cũng trong chiều 22/5, Chính phủ trình Quốc hội dự thảo Nghị quyết về xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng. Nghị quyết gồm 18 điều, là văn bản chuyên ngành được ban hành để ưu tiên áp dụng xử lý nợ xấu nhằm thể chế hóa chủ trương, chính sách của Đảng, thực hiện các nhiệm vụ theo Nghị quyết của Quốc hội, Chính phủ cũng như đáp ứng yêu cầu cấp bách của thực tiễn. Đối tượng áp dụng của Nghị quyết là tổ chức tín dung, chi nhánh ngân hàng nước ngoài; tổ chức mua bán, xử lý nợ xấu; các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan. Để thực hiện mục tiêu xử lý nhanh, triệt để xử lý nợ xấu, phạm vi điều chỉnh của Nghị quyết là toàn bộ nợ xấu hiện tại và nợ xấu sẽ phát sinh trong thời hạn hiệu lực của Nghị quyết.

Tin liên quan

Phản hồi

Các tin/bài khác