Lần đầu tiên trưng bày nhiều báu vật Champa

(VOV5) - Hơn 60 hiện vật tiêu biểu bằng chất liệu vàng, bạc của văn hóa Champa, thuộc giai đoạn lịch sử từ thế kỷ 17 - 18 đã được lựa chọn để giới thiệu tới công chúng lần đầu tiên.
Lần đầu tiên trưng bày nhiều báu vật Champa   - ảnh 1Kỷ niệm 79 năm Cách mạng tháng Tám và Quốc khánh 2/9 (1945 - 2024), Bảo tàng Lịch sử quốc gia phối hợp với Hội Di sản văn hóa Việt Nam và Nhà sưu tập Đào Danh Đức tổ chức trưng bày chuyên đề “Báu vật Champa - Dấu ấn thời gian”.
Lần đầu tiên trưng bày nhiều báu vật Champa   - ảnh 2Trưng bày gồm 2 phần “Tượng và linh vật tôn giáo” và “Đồ trang sức và vật dụng mang biểu tượng tôn giáo và quyền uy hoàng tộc”.

Phần trưng bày tượng và linh vật tôn giáo giới thiệu một số hiện vật tiêu biểu như: tượng thần Shiva, tượng nam thần, nữ thần, tượng thần Ganesha, tượng Phật, tượng Bồ tát Avalokitesvara, Linga - Yoni, kosalinga, đầu thần Shiva, tượng bò thần Nandin… bằng chất liệu vàng, bạc gắn đá quý.

Lần đầu tiên trưng bày nhiều báu vật Champa   - ảnh 3Tượng thần Shiva bằng vàng. Thần Shiva là một trong các vị thần quan trọng của Ấn Độ giáo.
Lần đầu tiên trưng bày nhiều báu vật Champa   - ảnh 4Tượng nam thần và nữ thần.
Lần đầu tiên trưng bày nhiều báu vật Champa   - ảnh 5Đặc biệt, sự kiện giới thiệu đến công chúng tượng đồng Nữ thần Durga quý giá, từng được định giá 14 triệu bảng Anh, mới đây đã được hồi hương sau nhiều năm lưu lạc ở nước ngoài do bị buôn bán trái phép.
Phần trưng bày đồ trang sức, vật dụng mang biểu tượng tôn giáo và quyền uy hoàng tộc, giới thiệu tới công chúng những hiện vật, gồm: khuyên tai, nhẫn, dây chuyền, trâm cài tóc, lược, vòng tay, bao tay, thắt lưng, hộp đựng đồ trang sức, các đồ đội dạng mũ, vương miện, bịt tóc... được trang trí những biểu tượng mang tính tôn giáo và tín ngưỡng truyền thống của nghệ thuật Champa.
Lần đầu tiên trưng bày nhiều báu vật Champa   - ảnh 6Những đôi khuyên tai được chạm khắc tinh xảo.
Lần đầu tiên trưng bày nhiều báu vật Champa   - ảnh 7Mũ trang trí Makara và cánh hoa, chất liệu vàng bạc và đá quý, thế kỷ 17 – 18.
Lần đầu tiên trưng bày nhiều báu vật Champa   - ảnh 8

Thông qua trưng bày, Bảo tàng Lịch sử quốc gia mong muốn công chúng trong và ngoài nước có cơ hội thưởng lãm các cổ vật có giá trị lịch sử, văn hóa, nghệ thuật đặc sắc và hiểu biết sâu sắc hơn về một giai đoạn của lịch sử văn hóa của Champa dường như còn ít được biết tới, từ đó, biết trân trọng, nâng cao ý thức bảo tồn, phát huy những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc.

Lần đầu tiên trưng bày nhiều báu vật Champa   - ảnh 9
Lần đầu tiên trưng bày nhiều báu vật Champa   - ảnh 10Trưng bày thu hút sự quan tâm của công chúng trong nước và quốc tế về văn hóa Champa.

Một số hình ảnh tại trưng bày:

Lần đầu tiên trưng bày nhiều báu vật Champa   - ảnh 11Các hiện vật niên đại thế kỷ 17 - 18 cho thấy hai tôn giáo là Ấn Độ giáo và Phật giáo đã có những ảnh hưởng sâu sắc tới phong cách văn hóa, nghệ thuật Champa.
Lần đầu tiên trưng bày nhiều báu vật Champa   - ảnh 12Tượng bò thần Nandin bằng vàng.
Lần đầu tiên trưng bày nhiều báu vật Champa   - ảnh 13Nandin được coi là “thần tài”, hầu cận trung thành, thủ lĩnh đạo quân của thần Shiva. Hầu như tất cả các ngôi đền thờ Shiva đều có tượng bò thần Nandin nằm thủ phục, chầu vào ngôi đền chính.
Lần đầu tiên trưng bày nhiều báu vật Champa   - ảnh 14Các mẫu đầu thần Shiva được chế tác từ vàng, bạc và đá quý.
Lần đầu tiên trưng bày nhiều báu vật Champa   - ảnh 15Thắt lưng bằng vàng và đá quý.
Lần đầu tiên trưng bày nhiều báu vật Champa   - ảnh 16Đôi khuyên tai trang trí hình voi bằng vàng, thế kỷ 17 - 18.
Lần đầu tiên trưng bày nhiều báu vật Champa   - ảnh 17Mẫu nhẫn được chế tác từ vàng, bạc, đá quý với các hình trang trí đa dạng như thần Shiva, hoa dây...
Lần đầu tiên trưng bày nhiều báu vật Champa   - ảnh 18Dây chuyền trang trí hình thần Shiva, được làm từ vàng và đá quý
Lần đầu tiên trưng bày nhiều báu vật Champa   - ảnh 19Hộp trang trí hình cánh sen bằng bạc.
Lần đầu tiên trưng bày nhiều báu vật Champa   - ảnh 20Hộp trang trí với hình thần Shiva ở trên và các nữ thần ở các mặt, được làm bằng chất liệu bạc và đá quý.

Trưng bày “Báu vật Champa - Dấu ấn thời gian” diễn ra đến hết tháng 10/2024 tại Bảo tàng Lịch sử quốc gia Việt Nam (số 1 Tràng Tiền, Hà Nội).

Phản hồi

Các tin/bài khác