(VOV5) - Trong lĩnh vực phát triển, Việt Nam là một trong những quốc gia thành công trong thực hiện các mục tiêu thiên niên kỷ.
Việt Nam càng cần tham gia chủ động và tích cực hơn, phát huy hiệu quả hơn vai trò của mình tại Liên hợp quốc.
Theo Đại sứ Đặng Đình Quý, Trưởng Phái đoàn thường trực Việt Nam tại (Liên hợp quốc), trong lĩnh vực hoà bình, an ninh, Việt Nam đã có nhiều đóng góp tích cực trong lĩnh vực giải trừ quân bị và chống phổ biến vũ khí, nhất là giải trừ vũ khí hạt nhân và các loại vũ khí huỷ diệt hàng loạt khác. Tham gia hoạt động gìn giữ hòa bình của LHQ là điểm sáng thể hiện tinh thần đối tác có trách nhiệm của Việt Nam. Việt Nam cũng đang nỗ lực để sắp triển khai bệnh viện dã chiến cấp II tại Nam Sudan.
Đại sứ Đặng Đình Quý trả lời phỏng vấn phóng viên TTXVN. Ảnh: Hoài Thanh - Phóng viên TTXVN tại Hoa Kỳ. |
Trong lĩnh vực phát triển, Việt Nam là một trong những quốc gia thành công trong thực hiện các mục tiêu thiên niên kỷ. Hiện Việt Nam đang nỗ lực triển khai Chương trình nghị sự phát triển bền vững 2030, Thỏa thuận Paris về biến đổi khí hậu, Sáng kiến của LHQ về ứng phó với El Nino và La Nina… Ngày 5/7/2018, Việt Nam và LHQ đã ký Kế hoạch Chiến lược chung mới (OSP) cho giai đoạn 2017 - 2021 giữa Chính phủ Việt Nam và 18 cơ quan LHQ.
Đây là dấu ấn quan trọng nêu bật cam kết mạnh mẽ của LHQ và Chính phủ Việt Nam trong Chương trình Hành động quốc gia thực hiện các mục tiêu phát biển bền vững. Trong lĩnh vực bảo vệ quyền con người, Việt Nam luôn thực hiện nghiêm túc trách nhiệm của các quốc gia thành viên thông qua việc tiến hành các báo cáo rà soát và phổ quát (UPR), đồng thời tích cực tham gia vào việc bảo vệ quyền con người trên thế giới.
Đại sứ Đặng Đình Quý tin tưởng trong thời gian tới, Việt Nam sẽ tiếp tục đóng góp tích cực vào việc duy trì hòa bình, ổn định, phát triển bền vững ở khu vực và trên thế giới, đồng thời phấn đấu đưa quan hệ hợp tác với LHQ đi vào chiều sâu, có hiệu quả thiết thực. Việt Nam sẽ tiếp tục cùng các nước thành viên đề cao các nguyên tắc cơ bản của Hiến chương LHQ và luật pháp quốc tế, thúc đẩy các mối quan hệ quốc tế công bằng, bình đẳng, hữu nghị và hợp tác, bảo đảm lợi ích chính đáng của tất cả các nước, nhất là các nước đang phát triển.