Thủ tướng Phạm Minh Chính: Chính sách pháp luật phải khái quát, ngắn gọn, cụ thể, đi thẳng vấn đề

(VOV5) - Dự án Luật Nhà giáo nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ, sứ mệnh trồng người của đội ngũ nhà giáo trong điều kiện mới.

Sáng nay (27/08) tại Hà Nội, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Phiên họp Chính phủ chuyên đề về xây dựng pháp luật tháng 8 năm 2024 (lần thứ hai) để thảo luận, cho ý kiến đối với các Dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp (sửa đổi), Dự án Luật Nhà giáo, Dự án Luật Công nghiệp công nghệ số.

Tại cuộc họp, Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu đổi mới tư duy xây dựng pháp luật theo hướng: Bám sát thực tiễn, tôn trọng thực tiễn khách quan; những vấn đề đã chín, đã rõ, được thực tiễn chứng minh là đúng, đa số đồng tình; nội dung chính sách pháp luật phải khái quát, ngắn gọn, cụ thể, đi thẳng vấn đề…

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Chính sách pháp luật phải khái quát, ngắn gọn, cụ thể, đi thẳng vấn đề - ảnh 1Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Phiên họp Chính phủ chuyên đề về xây dựng pháp luật tháng 8 năm 2024. Ảnh: Dương Giang/TTXVN

Theo Thủ tướng, các dự án luật được xem xét tại Phiên họp đều là những nội dung quan trọng, xuất phát từ yêu cầu thực tiễn.

Trong đó, việc xây dựng Dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp (sửa đổi) nhằm quản lý tốt hơn vốn nhà nước tại doanh nghiệp, song cũng tháo gỡ vướng mắc, huy động nguồn lực, tài sản của Nhà nước cho phát triển.

Dự án Luật Nhà giáo nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ, sứ mệnh trồng người của đội ngũ nhà giáo trong điều kiện mới, với quan điểm “thầy cô giáo là động lực, truyền cảm hứng cho học sinh, sinh viên”.

Dự án Luật Công nghiệp công nghệ số nhằm tạo hành lang pháp lý thúc đẩy thúc đẩy phát triển, song tăng quản lý nhà nước trong lĩnh vực công nghiệp công nghệ số.

Tin liên quan

Phản hồi

Các tin/bài khác