Xây dựng khung pháp lý cho tài sản số tại Việt Nam

(VOV5) -Việt Nam luôn nằm trong top 3 trên toàn cầu về người dân sở hữu tài sản số (21% dân số Việt Nam sở hữu).

Chiều qua (21/8), tại Hà Nội, Cổng Thông tin điện tử Chính phủ tổ chức Tọa đàm "Chính sách thuế - tài sản số và trách nhiệm của doanh nghiệp".

Xây dựng khung pháp lý cho tài sản số tại Việt Nam - ảnh 1

Các vị khách mời tham dự Tọa đàm (từ phải sang): Phó Tổng Thư ký, Trưởng ban Pháp chế VCCI Đậu Anh Tuấn;Phó Cục trưởng Cục Quản lý, giám sát chính sách thuế, phí và lệ phí Trương Bá Tuấn (Bộ Tài chính); Phó Chủ tịch Thường trực Hiệp hội Blockchain Việt Nam Phan Đức Trung; CEO Công ty AlphaTrue Trần Huyền Dinh. Ảnh:  baochinhphu.vn

Tại hội thảo, các đại biểu cho biết theo chỉ đạo của Chính phủ, Bộ Thông tin và Truyền thông được giao là đơn vị chủ trì xây dựng và đang lấy ý kiến góp ý rộng rãi các cấp, các ngành đối với dự thảo Luật Công nghiệp công nghệ số để trình Quốc hội xem xét và thông qua vào kỳ họp sắp tới. Ông Đậu Anh Tuấn, Phó Tổng Thư ký Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), cho biết dự thảo Luật Công nghiệp công nghệ số lần đầu tiên tại Điều 8 có quy định về tài sản số. Chình vì vậy, để Việt Nam trở thành điểm đến của các nhà đầu tư công nghệ số, điều quan trọng là từng bước phải xây dựng khung khổ pháp lý: Chúng ta từng bước phải xây dựng khung khổ pháp lý cũng là điều rất quan trọng. Khi có pháp lý, công nghiệp công nghệ số dần được hình thành, phát triển mạnh mẽ, quyền và lợi ích của những người tham gia trong lĩnh vực này được bảo vệ. Đã có rất nhiều giao dịch liên quan tới tài sản số, nếu chúng ta chưa có khung khổ pháp lý thì giao dịch này trở nên rủi ro, mỏng manh, những người liên quan không được bảo vệ. Chính vì vậy, chúng tôi cho rằng nhu cầu có khung khổ pháp lý cho tài sản số, cho các giao dịch liên quan tới tài sản số là điều Việt Nam cần cân nhắc và nhanh chóng thúc đẩy.

Theo báo cáo về tài sản số tại Việt Nam của Chainalysi, tổ chức chuyên về phân tích thị trường, năm 2022, dòng tài sản số hay là tài sản mã hóa vào thị trường Việt Nam khoảng 100 tỷ USD. Con số này tăng trưởng đến năm ngoái là 120 tỷ USD. Năm 2021 - 2022, Việt Nam luôn nằm trong top 3 trên toàn cầu về người dân sở hữu tài sản số (21% dân số Việt Nam sở hữu).

Tin liên quan

Phản hồi

Các tin/bài khác