Xây dựng và hoàn thiện nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam

(VOV5) - Trong bối cảnh toàn cầu hóa, hội nhập quốc tế tác động sâu rộng đến mọi mặt đời sống xã hội, đặt ra yêu cầu cấp thiết về việc tiếp tục cải cách mạnh mẽ nền tư pháp Việt Nam.

Sáng 17/1, tại Thành phố Đà Nẵng, Ban chỉ đạo xây dựng Đề án Chiến lược xây dựng và hoàn thiện nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam tổ chức hội thảo quốc gia với chủ đề “Tiếp tục đẩy mạnh, nâng cao hiệu quả cải cách tư pháp đáp ứng yêu cầu xây dựng và hoàn thiện nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam đến năm 2030, định hướng đến năm 2045”.

Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc, Trưởng Ban Chỉ đạo xây dựng Đề án, chủ trì hội thảo. Đồng chủ trì hội thảo còn có Thủ tướng Phạm Minh Chính, Phó Trưởng Ban Chỉ đạo; Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, Phó Trưởng Ban Chỉ đạo.

Xây dựng và hoàn thiện nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam - ảnh 1Ảnh: Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc chủ trì hội thảo. Ảnh: TTXVN

Nêu nhiều ý kiến tâm huyết tại hội thảo, các chuyên gia, nhà khoa học cho rằng, khi xây dựng nhà nước pháp quyền ở Việt Nam phải bám sát vào các đặc trưng của nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, trong đó quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công, phối hợp, kiểm soát giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp.

Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc cho rằng trong bối cảnh toàn cầu hóa, hội nhập quốc tế tác động sâu rộng đến mọi mặt đời sống xã hội, đặt ra yêu cầu cấp thiết về việc tiếp tục cải cách mạnh mẽ nền tư pháp Việt Nam. "Cải cách tư pháp phải tiến hành đồng bộ với đổi mới công tác lập pháp và cải cách hành chính để bảo đảm nguyên tắc quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công, phối hợp, kiểm soát giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp. Cải cách tư pháp hướng tới bảo vệ và bảo đảm tốt hơn dân chủ, công bằng, quyền con người, quyền công dân, thượng tôn pháp luật."

Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc cũng cho rằng cải cách tư pháp phải kế thừa những thành tựu đã đạt được của nền tư pháp Việt Nam; tiếp thu có chọn lọc các giá trị tiến bộ, những kinh nghiệm quý của các nước.

Tin liên quan

Phản hồi

Các tin/bài khác