Góp ý vào Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992

(VOV5) - Lấy ý kiến góp ý vào Dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992 là đợt sinh hoạt chính trị sâu rộng, đang nhận được sự quan tâm rộng rãi của mọi tầng lớp nhân dân.

Ngày 28/2, tỉnh Vĩnh Long tổ chức lấy ý kiến góp ý vào Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992. Các đại biểu đều bày tỏ nhất trí cao về sự cần thiết sửa đổi Hiến pháp năm 1992 với các nội dung, bố cục rõ ràng, khoa học, giữ được quan điểm chính trị và tiếp tục làm rõ hơn bản chất của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Nhiều ý kiến của các đại biểu kiến nghị: Trong Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 cần khẳng định rõ chủ quyền của Việt Nam đối với đất liền, vùng trời, vùng biển, hải đảo; trong đó có Trường Sa, Hoàng Sa là bất khả xâm phạm.

Góp ý vào Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 - ảnh 1


Cùng ngày 28/2, tỉnh Thừa Thiên - Huế tổ chức kỳ họp chuyên đề lấy ý kiến góp ý Dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992. Tại kỳ họp, hầu hết các ý kiến đều thể hiện sự nhất trí và đánh giá cao nội dung Dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992. Liên quan đến giáo dục, đào tạo nguồn nhân lực cho sự phát triển của đất nước, nhiều đại biểu đề nghị bổ sung thêm nội dung "Đầu tư cho giáo dục là đầu tư cho sự phát triển", mà trước mắt là tạo động lực cho chiến lược phát triển kinh tế - xã hội đến 2020. Về vai trò giám sát và phản biện xã hội của MTTQ Việt Nam được thể hiện trong Điều 9, nhiều ý kiến cho rằng đây là một bước tiến, cần phải được quy định cụ thể hơn, rõ ràng hơn.

Nhiều đại biểu cho rằng, việc lấy ý kiến nhân dân về nội dung sửa đổi Hiến pháp ở các giai cấp, các tầng lớp, các tôn giáo, các dân tộc, người Việt Nam ở nước ngoài là phát huy quyền làm chủ, trí tuệ, tâm huyết của mọi tầng lớp nhân dân trong việc góp ý kiến cụ thể vào các nội dung do Uỷ ban sửa dổi Hiến pháp công bố, đồng thời thể hiện sự phát huy sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân tộc và sự kiện trọng đại của đất nước.

Tin liên quan

Phản hồi

Các tin/bài khác