Chuyên gia Ấn Độ khẳng định Việt Nam đóng vai trò quốc tế quan trọng tại các diễn đàn toàn cầu

(VOV5) - Đại hội lần thứ XIII của Đảng Cộng sản Việt Nam quyết định ban lãnh đạo mới của đất nước, xây dựng lộ trình tương lai để đưa Việt Nam trở thành một quốc gia phát triển vào năm 2045 

Trang mạng của Quỹ Quốc tế Vivekananda (VIF) ngày 30/1 đăng bài viết của ông Brig Vinod Anand, nghiên cứu viên cao cấp tại VIF đánh giá những thành tựu to lớn mà Việt Nam đã đạt được dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, đồng thời nhận định quan hệ Việt-Ấn sẽ tiếp tục phát triển vững mạnh.

Chuyên gia Ấn Độ khẳng định Việt Nam đóng vai trò quốc tế quan trọng tại các diễn đàn toàn cầu - ảnh 1Bài viết đánh giá về những thành công của Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng và dự báo về mối quan hệ Việt - Ấn trong những năm tới. Ảnh: Huy Lê/Pv TTXVN tại Ấn Độ

Bài viết cho biết Đại hội lần thứ XIII của Đảng Cộng sản Việt Nam quyết định ban lãnh đạo mới của đất nước, xây dựng lộ trình tương lai để đưa Việt Nam trở thành một quốc gia phát triển vào năm 2045 và phát triển quan hệ với các quốc gia và các tổ chức đa phương. Trong bối cảnh đó cần nhìn lại những thành tựu to lớn mà Việt Nam đã đạt được dưới sự lãnh đạo của Đảng trong các lĩnh vực phát triển kinh tế, hội nhập quốc tế cũng như các lĩnh vực khác.Theo ông, một trong những yếu tố quan trọng nhất đóng góp vào thành công hiện tại của Việt Nam là việc tiến hành công cuộc Đổi mới vào năm 1986, dẫn đến sự thay đổi kịch bản kinh tế ở Việt Nam. Từ chỗ tổng kim ngạch thương mại chỉ xấp xỉ 3 tỷ USD vào năm 1986 với mức thâm hụt lên tới 1,5 tỷ USD, trao đổi thương mại của Việt Nam đã tăng lên hơn 517 tỷ USD (tức là hơn 172 lần) với thặng dư 11 tỷ USD.

Theo Ngân hàng Thế giới, Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) bình quân đầu người của Việt Nam trong năm 2018 đã tăng gấp 2,7 lần so với năm 2002. GDP bình quân đầu người năm 2019 là 2.700 USD. Đây là một thành tựu to lớn, đưa một phần rất lớn dân số (45 triệu người) thoát khỏi đói nghèo. Rõ ràng, một thành công như vậy sẽ không thể có được nếu không có các chính sách kinh tế tốt hoặc thiếu sự chỉ đạo và điều hành chính trị của ban lãnh đạo Đảng. Cùng với phát triển kinh tế, Việt Nam đã thể hiện vai trò lãnh đạo cực kỳ quan trọng trong vài năm qua trên các diễn đàn quốc tế. Như vậy, Việt Nam sẽ có thể đóng một vai trò quốc tế quan trọng tại các diễn đàn toàn cầu. Bài viết khẳng định Ấn Độ sẽ tiếp tục hợp tác với ban lãnh đạo mới của Việt Nam sau Đại hội lần thứ XIII của Đảng. Mối quan hệ giữa hai nước được kỳ vọng sẽ ngày càng đi vào thực chất và mở rộng cả về quy mô lẫn phạm vi trong những năm tới.

Tin liên quan

Phản hồi

Các tin/bài khác