Thực hành kinh doanh có trách nhiệm tại Việt Nam

(VOV5) - Thúc đẩy thực hành kinh doanh có trách nhiệm tại Việt Nam hướng đến cân bằng giữa tăng trưởng kinh tế liên tục và phát triển bền vững.

Ngày 21/10, Bộ Tư pháp và Chương trình phát triển Liên hợp quốc tại Việt Nam (UNDP), với sự hợp tác của Chính phủ Thụy Điển phối hợp tổ chức hội thảo” Thực hành kinh doanh có trách nhiệm”. Sự kiện nhằm tham vấn nhằm lấy ý kiến phản hồi của đại diện các cơ quan nhà nước, doanh nghiệp, hiệp hội doanh nghiệp, đối tác phát triển, các cơ quan của Liên Hợp Quốc, các tổ chức phi chính phủ, các cơ sở đào tạo và nghiên cứu.

Thực hành kinh doanh có trách nhiệm tại Việt Nam - ảnh 1 Quang cảnh hội thảo. Ảnh bao qdnd.vn

Phát biểu khai mạc, Trưởng đại diện thường trú UNDP tại Việt Nam, bà Caitlin Wiesen nêu rõ cơ hội thúc đẩy hành vi kinh doanh có trách nhiệm ở Việt Nam. Bà nói: “Đại dịch COVID-19 đã bộc lộ tình trạng bất bình đẳng và dễ bị tổn thương vốn tồn tại trước đó trong các hệ thống của chúng ta, trong cách chúng ta  kinh doanh. Việt Nam đã thể hiện năng lực lãnh đạo hiệu quả trong việc  nỗ lực đẩy lùi đại dịch. Phục hồi và ‘chung sống’ với đại dịch COVID đã đem đến cho Việt Nam cơ hội tiếp tục vai trò lãnh đạo và xây dựng lại đàng hoàng hơn, từ việc xây dựng  các doanh nghiệp có trách nhiệm với người dân và môi trường, và tiếp tục thúc đẩy tăng trưởng kinh tế mà không tổn hại đến mục tiêu phát triển bền vững.”

Tại Hội thảo, các diễn giả trình bày về thực hành kinh doanh có trách nhiệm tại ASEAN trong bối cảnh đại dịch COVID-19, bao gồm kinh nghiệm của Thái Lan với thực hành kinh doanh có trách nhiệm, các áp dụng thành công về thực hành kinh doanh có trách nhiệm và góc nhìn của các bên liên quan, từ đại diện người lao động, người khuyết tật và công ty đa quốc gia tại Việt Nam về thực hành kinh doanh có trách nhiệm. Bà Ann Mawe, Đại sứ Thụy Điển tại Việt Nam cho biết, theo kinh nghiệm của Thụy Điển, tăng trưởng kinh tế không nhất thiết phải gây tổn hại đến phát triển xã hội hoặc môi trường. Thụy Điển đã đạt được nhiều thành tựu xuất sắc bằng cách đưa thực hành kinh doanh có trách nhiệm trở thành một phần không thể thiếu của phát triển doanh nghiệp, cân bằng giữa tăng trưởng kinh tế với phát triển bền vững và đối thoại xã hội tại nơi làm việc”.

Thực hành kinh doanh có trách nhiệm tại Việt Nam - ảnh 2Tọa đàm về thực hành kinh doanh có trách nhiệm tại Việt Nam. Ảnh Hoang Gian 

Tại Việt Nam, các nỗ lực nhằm thúc đẩy thực hành kinh doanh có trách nhiệm đã được thực hiện dưới góc độ phát triển bền vững. Trong thời gian qua, các nhà lãnh đạo đã chuyển định hướng tập trung từ chiến lược phát triển kinh tế thuần túy sang phát triển bền vững. Theo Thứ trưởng Bộ tư pháp Nguyễn Khánh Ngọc, “Trên cơ sở ba trụ cột ‘bảo vệ, tôn trọng và khắc phục’, thực hành kinh doanh có trách nghiệm trước hết là tuân thủ quy định pháp luật”.

Thúc đẩy thực hành kinh doanh có trách nhiệm tại Việt Nam hướng đến cân bằng giữa tăng trưởng kinh tế liên tục và phát triển bền vững.

Khung pháp lý của Việt Nam hiện nay về thực hành kinh doanh có trách nhiệm là khá đầy đủ và phù hợp với khuôn khổ ‘bảo vệ, tôn trọng và khắc phục’ đặt ra trong Nguyên tắc hướng dẫn của Liên hợp quốc về Kinh doanh và quyền con người (UNGP), tuy nhiên vẫn cần có một Kế hoạch hành động quốc gia về thực hành kinh doanh có trách nhiệm nhằm đẩy mạnh thu hút nguồn vốn đầu tư chất lượng cao hơn vào Việt Nam.

Việt Nam hiên là thành viên của nhiều cam kết quốc tế về thương mại, lao động và các tiêu chuẩn thực hành kinh doanh có trách nhiệm khác nhằm định hướng xây dựng pháp luật trong nước. Đánh giá khuyến nghị Việt Nam nên ưu tiên hoàn thiện khuôn khổ pháp lý để đảm bảo biện pháp bảo vệ các nhóm yếu thế trong chuỗi giá trị toàn cầu. Các nhóm này bao gồm người lao động trong khu vực kinh tế phi chính thức, người dân tộc thiểu số, người lao động di cư, nạn nhân của các hình thức bóc lột lao động hiện đại, người khuyết tật và người LGBTI (người đồng tính, song tính, chuyển giới hoặc liên giới tính.

Tin liên quan

Phản hồi

Các tin/bài khác