Xây dựng chỉ dẫn địa lý Vải thiều Lục Ngạn tại Nhật Bản

(VOV5) - Hiện sản phẩm vải thiều Lục Ngạn là một trong ba nông sản của Việt Nam đang được Cục Sở hữu trí tuệ làm thủ tục, hồ sơ đăng ký chỉ dẫn địa lý vào thị trường Nhật Bản. p đoàn Sun Group tổ chức.

Chiều 1/3, tại huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang, Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học và Công nghệ), Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Bắc Giang tổ chức hội thảo “Về việc thu thập thông tin, thống nhất phương án điều chỉnh hồ sơ đăng ký chỉ dẫn địa lý Vải thiều Lục Ngạn vào thị trường Nhật Bản”.

Xây dựng chỉ dẫn địa lý Vải thiều Lục Ngạn tại Nhật Bản  - ảnh 1

Quang cảnh hội thảo. -Ảnh: baobacgiang.com.vn

Tại hội thảo, các cơ quan chuyên môn, hộ sản xuất, doanh nghiệp đã trao đổi làm rõ, thống nhất bổ sung thêm các thông tin để hoàn thiện hồ sơ đăng ký chỉ dẫn địa lý Vải thiều Lục Ngạn vào Nhật Bản gồm: Chủ sở hữu nhãn hiệu; tên sản phẩm đăng ký nhãn hiệu tại Nhật; danh tiếng của sản phẩm; giống vải trồng ở Lục Ngạn, phân loại trái vải; bao gói và bảo quản quả vải; quy trình kỹ thuật trồng và chăm sóc; điều tiết sinh trưởng của quả vải; các yếu tố tác động của tự nhiên đến cây trồng; quy trình cung ứng và kiểm soát chất lượng sản phẩm; trọng lượng quả loại đặc biệt (30-45 quả/kg); mẫu mã; không có tỷ lệ sâu cuống. 

Hiện sản phẩm vải thiều Lục Ngạn là một trong ba nông sản của Việt Nam đang được Cục Sở hữu trí tuệ làm thủ tục, hồ sơ đăng ký chỉ dẫn địa lý vào thị trường Nhật Bản. Trước mắt, Cục sẽ tiến hành đối với sản phẩm quả vải thiều tươi. Để được bảo hộ chỉ dẫn địa lý tại Nhật Bản, hồ sơ đăng ký sẽ phải đáp ứng 12 danh mục tài liệu liên quan như: Tờ khai, bản mô tả sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý, quy chế quản lý quá trình sản xuất sản phẩm; chứng minh thẩm quyền của tổ chức, đại diện sở hữu công nghiệp; bản cam kết đáp ứng và tuân thủ các điều kiện quy định đối với tổ chức đăng ký chỉ dẫn…

Tin liên quan

Phản hồi

Các tin/bài khác