Nhân kỷ niệm 95 năm ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930 - 3/2/2025), hướng tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng, Bảo tàng Lịch sử quốc gia phối hợp với Cục Lưu trữ Văn phòng Trung ương Đảng tổ chức trưng bày: “Đảng Cộng sản Việt Nam - Những mốc son lịch sử”. Ảnh: VOV |
Mở cửa từ ngày 16/1 - 16/3/2025, trưng bày “Đảng Cộng sản Việt Nam - Những mốc son lịch sử” gồm hơn 150 hiện vật, tài liệu, hình ảnh... giới thiệu khái quát sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam; 13 kỳ Đại hội Đảng với những quyết sách đúng đắn, mạnh mẽ, sáng suốt và những mốc son lịch sử là những chiến công, thắng lợi, thành tựu đạt được; những bài học kinh nghiệm của cách mạng Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng; sự đoàn kết, thống nhất, nỗ lực phấn đấu, chung sức, đồng lòng của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân trên chặng đường 95 năm qua.
Khách tham quan trưng bày tại Bảo tàng Lịch sử Quốc gia. Ảnh: VOV |
Trưng bày “Đảng Cộng sản Việt Nam - Những mốc son lịch sử” gồm hơn 150 hiện vật, tài liệu, hình ảnh... Ảnh: VOV |
Ông Nguyễn Văn Đoàn, Giám đốc Bảo tàng Lịch sử Quốc gia, cho biết trưng bày giúp mỗi cán bộ, đảng viên cũng như đông đảo các tầng lớp nhân dân, đặc biệt là thế hệ trẻ hiểu rõ hơn về lịch sử hình thành, phát triển của Đảng Cộng sản Việt Nam, sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng và sức mạnh đoàn kết dân tộc tạo nên những mốc son lịch sử quan trọng trong suốt 95 năm qua.
Thủ tướng Phạm Minh Chính cùng Thủ tướng Nga thưởng thức nghệ thuật tại Hà Nội
Sáng 15/1, tại Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam, Thủ tướng Phạm Minh Chính và Thủ tướng Nga Mikhail Vladimirovich Mishustin cùng dự chương trình biểu diễn nghệ thuật. Ảnh: VOV |
Tiết mục trống hội chào mừng hai Thủ tướng tới Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam. Ảnh: VOV |
Trong chương trình, các nghệ sĩ Việt Nam từng học tập tại các trường âm nhạc danh tiếng của Nga đã trình diễn các bản nhạc Việt Nam và Nga. Đây là minh chứng sống động về tình cảm đặc biệt, quan hệ hữu nghị truyền thống giữa Việt Nam và Liên bang Nga đã được lãnh đạo và nhân dân hai nước qua các thời kỳ xây dựng và dày công vun đắp.
Thủ tướng Phạm Minh Chính và Thủ tướng Nga Mikhail Vladimirovich Mishustin chụp ảnh lưu niệm cùng các nghệ sĩ. Ảnh: VOV |
Chương trình ngoại giao văn hóa "Bản hòa ca Tết Việt"
Sáng 16/1, tại Hà Nội, nhân dịp đón Xuân mới và chuẩn bị đón Tết cổ truyền Ất Tỵ 2025, Bộ Ngoại giao tổ chức chương trình ngoại giao văn hóa mang tên "Bản hòa ca Tết Việt", với sự tham dự của gần 150 đại biểu. Ảnh: Bộ Ngoại giao |
Phát biểu khai mạc, Thứ trưởng thường trực Bộ Ngoại giao Nguyễn Minh Vũ nhấn mạnh chương trình "Ngoại giao văn hoá: Bản hoà ca Tết Việt" là sự kiện tôn vinh Tết cổ truyền của Việt Nam. Trong tâm thức của người Việt, Tết là dịp đoàn tụ gia đình, là sự sum vầy, là sự tri ân những giá trị văn hóa truyền thống của đân tộc và cùng ước vọng cho một năm mới an khang và thịnh vượng. Ảnh: Bộ Ngoại giao |
Tại chương trình, các nữ Đại sứ, Phu nhân Đại sứ, các nhà ngoại giao trải nghiệm và cảm nhận sâu sắc không khí Tết cổ truyền, với việc xin chữ ông Đồ ngày Tết, tìm hiểu những nét văn hóa đặc sắc của của làng nghề dân gian truyền thống như gốm Luy Lâu, thêu tranh lụa Hà Đông, tranh Kim Hoàng; trải nghiệm chợ quê, các trò chơi dân gian như ô ăn quan, múa sạp, nhảy dây…; thưởng thức những làn điệu dân ca được UNESCO ghi danh di sản văn hóa phi vật thể như quan họ, ca trù.
Bà Ngô Phương Ly, Phu nhân Tổng Bí thư Tô Lâm, hướng dẫn các nữ Đại sứ, Phu nhân Đại sứ cách gói bánh chưng. Ảnh: Bộ Ngoại giao |
Các đại biểu trải nghiệm nhảy sạp tại chương trình. Ảnh: Bộ Ngoại giao |
Khai mạc Lễ hội Tết Việt Ất Tỵ năm 2025 tại TP. Hồ Chí Minh
Chiều 13/1, Lễ hội Tết Việt Ất Tỵ lần thứ 18 năm 2025, do Nhà Văn hóa Thanh niên TP. Hồ Chí Minh tổ chức, khai mạc trong không khí rộn ràng, phấn khởi. Ảnh: Hùng Khoa/qdnd.vn |
Lễ hội thể hiện không gian phố ông đồ, không gian hoa mai và làng nghề truyền thống bằng nghệ thuật tạo hình, nhằm giữ gìn nét văn hóa xưa, phát huy bảo tồn những giá trị cốt lõi, bản sắc của người Việt Nam. Ảnh: Vũ Hường/VOV |
Xuyên suốt lễ hội là nhiều chương trình nghệ thuật đa dạng như: Diễn xướng dân gian Nam bộ, đờn ca tài tử, nhã nhạc cung đình Huế, ca trù, biểu diễn Lân Sư Rồng, ca múa nhạc truyền thống, ban nhạc trẻ, biểu diễn thời trang…
Du khách còn có thể tận hưởng không khí Xuân rộn rã qua việc mua sắm, khám phá những gian hàng ẩm thực đặc sắc tại lễ hội.
Du khách quốc tế tham quan không gian lễ hội. Ảnh: Vũ Hường/VOV |
Lễ hội Tết Việt Ất Tỵ 2025 sẽ diễn ra đến ngày 2/2 (mùng 5 Tết), thiết thực quảng bá hình ảnh, con người, nét đẹp văn hóa của một thành phố hiện đại, đồng thời góp thêm năng lượng, tiếp thêm động lực cho Thành phố mang tên Bác bước vào kỷ nguyên mới./.