Nghề chằm nón ngựa Phú Gia tại Bình Định: Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

(VOV5) - “Nghề chằm nón ngựa Phú Gia” có lịch sử gần 300 năm tại xã Cát Tường, huyện Phù Cát (Bình Định) vừa được đón Bằng công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.

Nghề chằm nón ngựa Phú Gia tại Bình Định đón Bằng công nhận Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.
Nghề chằm nón ngựa Phú Gia tại Bình Định: Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia - ảnh 1
Sáng 12/9, tại thôn Phú Gia, Sở Văn hoá và Thể thao tỉnh Bình Định phối hợp UBND huyện Phù Cát tổ chức trọng thể Lễ đón Bằng của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ghi danh “Nghề chằm nón ngựa Phú Gia” là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.
Nghề chằm nón ngựa Phú Gia tại Bình Định: Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia - ảnh 2
Việc công nhận, ghi danh “Nghề chằm nón ngựa Phú Gia” là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia góp phần nâng cao nhận thức về giá trị văn hóa từ loại hình di sản văn hóa phi vật thể gần 300 năm này.
Nghề chằm nón ngựa Phú Gia tại Bình Định: Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia - ảnh 3
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định Lâm Hải Giang cho biết, nón ngựa Phú Gia là một sản phẩm thủ công truyền thống nổi tiếng, được người dân thôn Phú Gia, xã Cát Tường bảo tồn, giữ gìn, lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác và đã có tuổi đời gần 300 năm.
Nghề chằm nón ngựa Phú Gia tại Bình Định: Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia - ảnh 4
Những người phụ nữ tại làng nghề nón ngựa Phú Gia hân hoan, vui mừng trong buổi lễ đón Bằng công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia vì hơn ai hết, nghề này gắn liền với những đôi bàn tay khéo léo của họ.
Nghề chằm nón ngựa Phú Gia tại Bình Định: Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia - ảnh 5
Mỗi chiếc nón ngựa Phú Gia được làm ra có kết cấu đặc biệt, rất bền chắc. Mỗi chiếc nón ngựa nếu làm đủ các công đoạn sẽ có độ bền sử dụng 150 - 200 năm.
Nghề chằm nón ngựa Phú Gia tại Bình Định: Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia - ảnh 6
Sản phẩm nón ngựa Phú Gia ngày xưa là một vật phẩm xa xỉ, là phẩm hàm của quan lại. Giờ đây, nón ngựa Phú Gia như một tác phẩm nghệ thuật độc đáo, là Di sản văn hóa trang phục Bình Định, được rất nhiều du khách trong và ngoài nước đặt hàng, mang về làm kỷ niệm.
Nghề chằm nón ngựa Phú Gia tại Bình Định: Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia - ảnh 7
Để làm ra một chiếc nón ngựa Phú Gia mất rất nhiều thời gian và công sức, mỗi chiếc bán ra có giá từ 2.000.000 - 5.000.000 đồng. Vào mỗi phiên chợ (5 ngày/phiên) có gần 1.000 chiếc nón ngựa Phú Gia được xuất đi các tỉnh, thành phố khắp cả nước.
Nghề chằm nón ngựa Phú Gia tại Bình Định: Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia - ảnh 8
Đây chính là động lực để những nghệ nhân làm nón ngựa Phú Gia quyết tâm giữ nghề, giữ nét văn hóa, tinh hoa của cha ông để lại, mặc dù trước đó, nghề này đã từng đứng trước thềm mai một.
Nghề chằm nón ngựa Phú Gia tại Bình Định: Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia - ảnh 9
Vào năm 2012, nón ngựa Phú Gia là một trong 5 sản phẩm được UBND tỉnh Bình Định lựa chọn để hỗ trợ xây dựng nhãn hiệu trong chương trình Dự án khoa học và công nghệ hỗ trợ phát triển các sản phẩm đặc trưng tỉnh Bình Định giai đoạn 2011-2015.
Nghề chằm nón ngựa Phú Gia tại Bình Định: Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia - ảnh 10
Trước đó, theo Quyết định số 19090/QĐ-SHTT ngày 07/4/2016, Cục Sở hữu trí tuệ đã cấp Giấy chứng nhận độc quyền sử dụng nhãn hiệu “Nón ngựa Phú Gia” cho các sản phẩm nón được sản xuất tại địa phương này.

Phản hồi

Các tin/bài khác