Triển lãm thư pháp chữ Quốc ngữ “Nghiên bút còn thơm”

(VOV5) - Triển lãm “Nghiên bút còn thơm” gây ấn tượng đặc biệt với du khách bởi không gian ngập tràn sắc màu và ánh sáng.
Triển lãm thư pháp chữ Quốc ngữ “Nghiên bút còn thơm” - ảnh 1Ngày 31/8, tại Di tích quốc gia đặc biệt Văn Miếu - Quốc Tử Giám, Hà Nội, đã khai mạc triển lãm thư pháp quốc ngữ “Nghiên bút còn thơm”. Đây là một trong những hoạt động hướng tới kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 -10/10/2024) và Ngày Di sản văn hóa Việt Nam (23/11). 
Triển lãm thư pháp chữ Quốc ngữ “Nghiên bút còn thơm” - ảnh 2Phát biểu tại lễ khai mạc, Tiến sĩ Lê Xuân Kiêu, Giám đốc Trung tâm Hoạt động Văn hóa Khoa học Văn Miếu - Quốc Tử Giám cho biết, triển lãm giới thiệu tới công chúng 70 tác phẩm thư pháp Quốc ngữ chính thức và hàng trăm tác phẩm nhỏ kết hợp giữa nghệ thuật sắp đặt và ánh sáng, tạo nên hiệu ứng và cách nhìn mới. Triển lãm mang đến cho công chúng những cảm nhận sâu sắc về giá trị của chữ nghĩa, di sản văn thơ của cha ông để lại cùng vẻ đẹp của nghệ thuật thư pháp thể hiện qua từng nét chữ.
Triển lãm thư pháp chữ Quốc ngữ “Nghiên bút còn thơm” - ảnh 3
Triển lãm thư pháp chữ Quốc ngữ “Nghiên bút còn thơm” - ảnh 4Triển lãm thu hút nhiều đại biểu là thư pháp gia trên cả nước đến tham dự.
Triển lãm thư pháp chữ Quốc ngữ “Nghiên bút còn thơm” - ảnh 55 tác giả tham gia triển lãm trình diễn thư pháp tại lễ khai mạc.
Triển lãm thư pháp chữ Quốc ngữ “Nghiên bút còn thơm” - ảnh 6Mỗi thư pháp gia viết lên một câu thơ do giám tuyển của triển lãm là thư pháp gia, triện khắc gia Xuân Như (Vũ Thanh Tùng) sáng tác: “Nghiên xưa còn soi bóng; Bút sừng sững trời mây; Mãi khơi nguồn đạo học; Còn đây nguyên dấu tích; Thơm riêng nhà thu này”.
Triển lãm thư pháp chữ Quốc ngữ “Nghiên bút còn thơm” - ảnh 7Sau phần trình diễn thư pháp, các đại biểu cắt băng khai mạc triển lãm “Nghiên bút còn thơm”.
Triển lãm thư pháp chữ Quốc ngữ “Nghiên bút còn thơm” - ảnh 8Cánh cửa Nhà Thái Học mở ra không gian đầy màu sắc bởi màn kết hợp nghệ thuật thư pháp chữ Quốc ngữ cùng ánh sáng tạo nên hiệu ứng và cách nhìn mới đến với công chúng yêu nghệ thuật nói chung và thư pháp nói riêng.
Triển lãm thư pháp chữ Quốc ngữ “Nghiên bút còn thơm” - ảnh 9Không gian triển lãm vô cùng ấn tượng với dải băng giấy dài 200m. Nội dung những bức thư pháp được lấy cảm hứng từ thơ văn Quốc âm (chữ Nôm), Quốc ngữ của các danh nhân trong nước như Nguyễn Trãi, Lê Thánh Tông, Nguyễn Bỉnh Khiêm, Nguyễn Du, Chủ tịch Hồ Chí Minh. Ngoài ra, các tác giả còn sử dụng những nội dung văn chương hiện đại viết về Thăng Long, Hà Nội.
Triển lãm thư pháp chữ Quốc ngữ “Nghiên bút còn thơm” - ảnh 10Giám tuyển Xuân Như cho biết anh cùng những người thực hiện triển lãm mong muốn chia sẻ góc nhìn mới, đa chiều hơn về thư pháp Quốc ngữ. “Trước kia chữ Hán, chữ Nôm tạo nên bề dày về văn hóa, lịch sử của dân tộc ta, còn chữ Quốc ngữ ngày nay chính là công cụ để viết tiếp những trang sử đó”, anh nói.
Triển lãm thư pháp chữ Quốc ngữ “Nghiên bút còn thơm” - ảnh 11Nổi bật là tác phẩm điêu khắc sơn thếp nghiên mực hình lá sen, bút lông cỡ lớn, cùng với con triện lớn có điêu khắc hình búp sen trên đầu và mặt triện được khắc 4 chữ triện Thăng Long Văn Miếu (Văn Miếu ở Thăng Long) vừa là chủ đề của triển lãm, vừa là hàm ý hướng tới Thăng Long - Hà Nội lại cũng vừa là sự khẳng định vị trí của Văn Miếu với bút-nghiên nơi khơi nguồn đạo học.
Triển lãm thư pháp chữ Quốc ngữ “Nghiên bút còn thơm” - ảnh 12
Triển lãm thư pháp chữ Quốc ngữ “Nghiên bút còn thơm” - ảnh 13Khai mạc đúng vào dịp nghỉ lễ Quốc khánh (2/9), triển lãm thu hút đông đảo người dân trong nước và quốc tế đến tham quan.
Triển lãm thư pháp chữ Quốc ngữ “Nghiên bút còn thơm” - ảnh 14Triển lãm mở cửa phục vụ công chúng và du khách tham quan từ nay đến hết ngày 25/9, tại Khu Thái Học, di tích Quốc gia đặc biệt Văn Miếu - Quốc Tử Giám.

Phản hồi

Các tin/bài khác