Đổi mới để phát triển cộng đồng và hướng về Tổ Quốc

Những tiếng nói từ Hội nghị lãnh đạo các tổ chức người Việt Nam ở nước ngoài: Lãnh đạo các hội đoàn chia sẻ, học tập những kinh nghiệm của nhau và giúp các cơ quan chức năng trong nước có những đánh giá xác thực hơn về tình hình các hội đoàn, phục vụ công tác xây dựng chính sách và biện pháp vận động cộng đồng trong giai đoạn tới.

Trong phát biểu tổng kết Hội nghị lãnh đạo các tổ chức người Việt Nam ở nước ngoài, thứ trưởng Bộ ngoại giao Nguyễn Thanh Sơn nhấn mạnh tầm quan trọng và ý nghĩa của Hội nghị, vì đây là lần đầu tiên có buổi gặp mặt các vị lãnh đạo các hội đoàn người Việt Nam trên khắp thế giới. Thứ trưởng cho rằng 25 tham luận trình bày tại Hội nghị đã vẽ lên bức tranh khá toàn diện về tình hình cộng  đồng và hoạt động của các hội đoàn, những thuận lợi, khó khăn và kiến nghị.

Đổi mới để phát triển cộng đồng và hướng về Tổ Quốc - ảnh 1   Bà Đinh Kim Nguyệt
Bà Đinh Kim Nguyt, Chủ tịch Ủy ban bảo tồn văn hóa truyền thống đa sắc tộc tỉnh Yukon, Canada:  

Cộng đồng người Việt Nam tại Canada có 250.000 người, là cộng đồng người Việt lớn thứ tư trên thế giới và là cộng đồng ngoại kiều lớn thứ tư tại Canada. Đây là một cộng đồng tương đối trẻ, thanh thiếu niên chiếm khoảng 50%, và là một trong những cộng đồng nghèo nhất trong các cộng đồng thiểu số tại Canada. Một trong những nguyên nhân là do cộng đồng thiếu sự hỗ trợ lẫn nhau và không có người lãnh đạo đứng ra tập hợp cộng đồng. Điều đáng lo ngại là thế hệ trẻ ít quan tâm đến bản sắc và truyền thống văn hoá dân tộc mà chạy theo văn hoá phương Tây. Người Việt Nam tại Canada muốn thành công cần ba yếu tố: giữ được bản sắc dân tộc để tự hào và tự tin; tận dụng được cơ hội từ hệ thống giáo dục và phát huy tinh thần kinh doanh.

Bà Đinh Kim Nguyệt đề nghị để cộng đồng phát triển cần thành lập các hội đoàn để phát huy tiếng nói của cộng đồng, đặc biệt là hội đoàn về văn hoá; đào tạo đội ngũ làm công tác cộng đồng cũng như huy động nguồn nhân lực tình nguyện cho Hội; có những hình thức đa dạng thu hút thanh niên; có sự hỗ trợ từ trong nước cho công tác dạy và học tiếng Việt cũng như cung cấp sách tiếng Việt, văn hóa phẩm cho cộng đồng tại Canada và tranh thủ sự giúp đỡ của chính quyền hoặc các thể chế văn hóa sở tại như các thư viện lớn.

Ông Lê Duy Minh, Chủ tịch Hi thân hu VK Ai Lao ti Pháp

Hội thành lập năm 1984, hoạt động tích cực trong việc bảo vệ quyền lợi, giúp đỡ lẫn nhau, phát huy truyền thống, giữ bản sắc văn hoá, tham gia các hoạt động văn hoá với sở tại, hướng về quê hương đất nước.

Ông Lê Duy Minh Minh kiến nghị: Do đặc thù của người gốc Lào – Việt ra đi từ lâu, không còn giấy tờ Việt Nam, đề nghị Nhà nước quan tâm tạo điều kiện cho phép hưởng các ưu đãi như miễn thị thực, hai quốc tịch; đề nghị tăng thời hạn miễn thị thực mỗi lần về nước từ 3 tháng lên 6 tháng.

Bà Nguyn Th Anh Đào, Chủ tịch Hội chuyên gia Việt Nam tại Singapore

Cộng đồng người Việt Nam tại Singapore là cộng đồng trẻ, năng động, thành phần chủ yếu là trí thức. Hội chuyên gia Việt Nam tại Singapore (Vietnam 2020) thành lập năm 2007 với  mục tiêu kết nối cộng đồng và tạo ra sự thay đổi. Hội đang tiến hành bốn dự án: Một là xin sách của các NXB lớn tặng cho các trường ĐH; hai là Dự án Mekong về ứng phó với biến đổi khí hậu ở đồng bằng sông Cửu Long; ba là Dự án phát triển nguồn nhân lực; bốn là Nhóm doanh nghiệp.

Bà Nguyễn Thị Anh Đào đề nghị các hội đoàn hãy cùng kết nối để hỗ trợ lẫn nhau.

Bà Nguyn Th Ngc Thch, Chủ tịch Hi Ph n Vit Nam ti Ba Lan

Hội Phụ nữ Việt Nam tại Ba Lan thành lập năm 2002, là tổ chức tự nguyện, được Nhà nước Ba Lan công nhận. Hội tích cực trong việc tổ chức các hoạt động văn hoá cho thế hệ trẻ, giúp chị em chia sẻ khó khăn trong cuộc sống.

Bà Nguyễn Thị Ngọc Thạch nêu kiến nghị của cộng đồng: Cho phép người Việt Nam ở nước ngoài mang quốc tịch Việt Nam được tham gia bầu cử. Tổ chức hội nghị dành riêng cho phụ nữ Việt Nam ở nước ngoài để chị em có điều kiện giao lưu học hỏi; có hình thức tôn vinh các chị em có đóng góp tích cực cho cộng đồng. Đề nghị Ủy ban nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài xem xét tăng số lượng các cháu thiếu niên về dự trại hè. Tình hình an ninh của cộng đồng thời gian qua chưa được bảo đảm, nhiều vụ tội phạm chưa được xử lý, đề nghị các cơ quan trong nước có biện pháp giải quyết vấn đề này để bà con yên ổn làm ăn, tạo niềm tin vào Nhà nước. Tổ chức các hội nghị chuyên đề cho các nước, địa bàn có sự tương đồng, ví dụ như Châu Âu, để thuận tiện và giảm chi phí đi lại cho bà con.

Bà Jeanne Huỳnh, Chủ tịch Hi người v hưu và hp tác phát trin an sinh

Hội được thành lập năm 1992, là tổ chức thiện nguyện, với mục tiêu đầu tư vào chất xám để phát triển đất nước Việt Nam. Hội đang tiến hành 3 chương trình: Thứ nhất là cấp học bổng cho sinh viên; thứ hai là tài trợ cho học sinh sinh viên nghèo; ba là giúp vốn cho nông dân nghèo.

Bà Jeanne Huỳnh đề nghị các cơ quan trong nước xem xét cấp giấy phép hoạt động dài hạn hơn cho Hội để thuận tiện trong việc hỗ trợ bà con vì thời hạn hiện nay một năm là quá ngắn và nhiều khi lãnh đạo Hội không kịp về nước để xin gia hạn.

Ông Hoàng Đc Hà, Ủy viên thường vụ BCH Hi người Campuchia gốc Việt Nam

Cộng đồng người Việt Nam tại Campuchia trải qua nhiều biến động, đã có nhiều đóng góp hy sinh cho đất nước nhưng còn chịu nhiều khó khăn, kỳ thị. Sự ra đời của Hội Người Việt Nam tại Campuchia đã có vai trò tích cực trong việc gắn kết cộng đồng cũng như nâng cao vị thế của cộng đồng trong chính quyền và nhân dân sở tại.

Ông Hoàng Đức Hà đề nghị Ủy ban có chương trình đào tạo, bồi dưỡng và có chính sách đãi ngộ thoả đáng cho cán bộ Hội, nâng cao chất lượng cán bộ làm công tác cộng đồng, tăng đại biểu từ Campuchia về tham gia các hoạt động trong nước. Thống nhất phối hợp giữa Đại sứ quán, tổng lãnh sự quán và tổng hội. Ông Hà cũng đề nghị các cơ quan trong nước hỗ trợ xây dựng cơ sở vật chất cho sinh hoạt cộng đồng với những hoạt động cụ thể, thiết thực; xây dựng giáo trình dạy tiếng Việt phù hợp, chú trọng công tác đào tạo giáo viên; cấp thêm học bổng cho con em kiều bào về nước học tập.

Đổi mới để phát triển cộng đồng và hướng về Tổ Quốc - ảnh 2   Ông Đỗ Xuân Hoàng
Ông Đ Xuân Hoàng, Ch tch Hi Người Việt Nam ti LB Nga:

Cộng đồng người Việt Nam tại Nga tương đối trẻ, số lượng 60-80 ngàn người; chủ yếu làm kinh doanh, tỷ lệ người có quy chế định cư thấp, chỉ 2%, nguyên nhân không hoàn toàn do phía Nga mà còn do tâm lý không muốn định cư lâu dài của đông đảo bà con.

Chia sẻ một số kinh nghiệm trong hoạt động Hội, ông Đỗ Xuân Hoàng nêu rõ: cần có hình thức tích cực khuyến khích cộng đồng hội nhập, có địa vị pháp lý vững chắc để sinh sống lâu dài; nâng cao năng lực quản lý và tổ chức các hiệp hội; củng cố khối thống nhất và đoàn kết, đặt quyền lợi của cộng đồng lên trên lợi ích cá nhân; phát huy vai trò của các cơ quan đại diện trong công tác cộng đồng; chuẩn bị kịp thời để đối phó với những thay đổi trong chính sách của nước sở tại.

Ông Đỗ Xuân Hoàng đề xuất, các cơ quan hữu quan chú trọng việc điều tra lập cơ sở dữ liệu về cộng đồng, hỗ trợ đào tạo cán bộ cho Hội, đơn giản hoá thủ tục đầu tư ra nước ngoài, đơn giản hoá thủ tục cư trú của kiều bào; đàm phán hợp thức hoá quy chế cư trú cho người Việt Nam tại Nga và có chính sách hỗ trợ cán bộ hội đoàn, động viên, có cs ưu đãi thực tế trong đi lại.

Nhân dịp này, Hội người Việt Nam tại Nga đã ủng hộ cho các nạn nhân chất độc màu da cam/đi-ô-xin 2000 USD qua Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài.

Ông Nguyn Đc Thành, Ch tch Hi NVN ti Anh

Cộng đồng người Việt Nam tại Anh có 40.000 người, tập trung ở London, là một cộng đồng trẻ nhưng được đánh giá có sự hội nhập nhanh, đã hình thành một số  khu phố buôn bán của người Việt tại Anh, nhiều người đầu tư về Việt Nam thành công. Cộng đồng luôn hướng về quê hương, hàng năm quyên góp được hàng trăm triệu đồng tiền từ thiện, có nhiều hoạt động giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc.

Ông Nguyễn Đức Thành đề nghị nhà nước nên xây dựng trung tâm văn hoá Việt Nam tại Anh để quảng bá hình ảnh đất nước và làm nơi sinh hoạt chung của cộng đồng. Ông cũng nêu đề nghị đơn giản hoá thủ tục cho người Việt Nam có hai quốc tịch, hỗ trợ kiều bào trong vấn đề sở hữu tài sản ở Việt Nam. 

Bà Lê Th Anh Thư, Phó Chủ tịch Hội người Vit Nam ở Hàn Quốc

Đề nghị Nhà nước quan tâm đến chế độ học bổng, đãi ngộ thu hút du học sinh về nước, giảm chảy máu chất xám; thắt chặt công tác quản lý lao động, giảm thiểu các trường hợp lao động ở lại bất hợp pháp, phá huỷ hợp đồng; tạo điều kiện cho con em kiều bào khi về nước được hưởng những chính sách như trẻ em trong nước; mở các lớp học tiếng Việt và văn hoá Việt Nam cho thế hệ trẻ trong cộng đồng; đơn giản hoá các thủ tục hành chính. Đề nghị báo chí đưa tin một cách chính xác, khách quan về tình hình cô dâu Việt Nam lấy chồng Hàn Quốc, tránh gây ra những cách hiểu sai lệch.

Tiến sĩ Nguyễn Thanh Sơn, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao, Chủ nhiệm Uỷ ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài

Trong phát biểu tổng kết Hội nghị lãnh đạo các tổ chức người Việt Nam ở nước ngoài, thứ trưởng Bộ ngoại giao Nguyễn Thanh Sơn nhấn mạnh tầm quan trọng và ý nghĩa của Hội nghị, vì đây là lần đầu tiên có buổi gặp mặt các vị lãnh đạo các hội đoàn người Việt Nam trên khắp thế giới. Thứ trưởng cho rằng 25 tham luận trình bày tại Hội nghị đã vẽ lên bức tranh khá toàn diện về tình hình cộng  đồng và hoạt động của các hội đoàn, những thuận lợi, khó khăn và kiến nghị.

Thứ trưởng khẳng định Đảng và Nhà nước ghi nhận và đánh giá cao những đóng góp của cộng đồng NVNONN trong công cuộc giải phóng dân tộc trước đây và xây dựng, bảo vệ đất nước ngày nay, đánh giá cao vai trò của các tổ chức hội đoàn và lãnh đạo các hội trong công tác vận động kiều bào; và mong muốn bà con tăng cường đoàn kết để xây dựng cộng đồng vững mạnh, hướng về đất nước.

Thứ trưởng đánh giá cao những đề xuất, kiến nghị của các đại biểu và cho biết Uỷ ban Nhà nước về NVNONN – Bộ Ngoại giao sẽ tổng hợp báo cáo Lãnh đạo Đảng, Nhà nước để tiếp tục xây dựng những chính sách và biện pháp hỗ trợ các hội đoàn hoạt động, xây dựng cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài ổn định cuộc sống, đoàn kết, vững mạnh, có vị trí trong xã hội sở tại, giữ gìn bản sắc dân tộc và ngày càng gắn bó với đất nước ./.

Các tin/bài khác