(VOV5) - “Em và Trịnh” và “Trịnh Công Sơn”- hai tác phẩm điện ảnh về nhạc sĩ tài hoa bậc nhất trong nền tân nhạc Việt Nam vừa chính thức ra mắt công chúng, do Phan Gia Nhật Linh đạo diễn.
Nghe âm thanh bài viết tại đây qua giọng đọc PTV Đoàn Hùng:
Từ “Em là bà nội của anh”, “Cô gái đến từ hôm qua” đến “Tiệc trăng máu”, “Trạng Tý phiêu lưu ký”, “Em và Trịnh”, “Trịnh Công Sơn”, đạo diễn Phan Gia Nhật Linh đã thể hiện tài năng kể chuyện vừa có nhịp điệu, vừa tạo sự bất ngờ với những khuôn hình đẹp, chỉn chu. Đáng lưu ý trong 2 bộ phim về nhạc sĩ Trịnh Công Sơn, anh đã từng bước hiện thực hóa mong muốn kể những câu chuyện văn hóa, lịch sử của đất nước mình.
“Em và Trịnh” và “Trịnh Công Sơn”- hai tác phẩm điện ảnh của đạo diễn Phan Gia Nhật Linh ra mắt cùng lúc, mang đến cho người xem những dư âm về một tượng đài trong nền âm nhạc hiện đại nước nhà.
Avin Lu - vai Trịnh Công Sơn thời trẻ - và Bùi Lan Hương - vai Khánh Ly - trong "Em và Trịnh". Ảnh: Thanh Huyền/vnexpres.net |
Đạo diễn Phan Gia Nhật Linh chia sẻ: Vì nhạc sĩ Trịnh Công Sơn là một tên tuổi lớn nên nhiều người kì vọng về bộ phim về ông cũng phải xứng tầm. Bản thân ông cũng là một nhân vật gây tranh cãi nên ngay từ khi đảm nhận vai trò đạo diễn, Phan Gia Nhật Linh cũng hiểu rằng, đây tiếp tục là một dự án phim có nhiều rủi ro với anh: "Đơn giản mình nghĩ rằng đây là câu chuyện về một con người, một biểu tượng văn hóa Việt Nam. Khi bắt đầu bước vào con đường làm phim, nhất là khi còn học ở Mỹ, mình nhận ra rằng mình phải kể những câu chuyện của Việt Nam,minh may mắn được làm phim về nhạc sĩ Trịnh Công Sơn chứ mình không nói là “dám làm”. Đó là một vinh dự."
Cả hai bộ phim “Em và Trịnh” và “Trịnh Công Sơn” đều có một dàn diễn viên trẻ đẹp, diễn xuất tự nhiên và xứng tầm khi thể hiện thời hoa niên của nhân vật. Bối cảnh quay được dàn dựng rất kĩ càng, phù hợp với không khí, hoàn cảnh ra đời của những bài hát mà nhạc sĩ họ Trịnh đã sáng tác, như những dấu mốc quan trọng trong cuộc đời ông. Đạo diễn đã xây dựng một tuyến nhân vật, cùng nhiều tình huống phải xử lý nhưng rất nhuần nhuyễn. Đáng lưu ý là sự trở đi trở lại rất tự nhiên của dòng thời gian hiện tại và quá khứ, sự xuất hiện của nhân vật trong không gian ấy khiến cho người xem cảm nhận như những thước phim âm nhạc nên thơ.
Chị Nguyễn Thị Phương Thủy, một người xem nhân xét: "Thật sự đến bây giờ tôi vẫn thấy xúc động vì tôi rát hâm mộ nhạc Trịnh. Tôi đã ao ước được đến xem phim và may mắn tôi nhận được tấ vé đầu tiên. Bộ phim sẽ phản ánh đời sống văn hóa của Việt Nam. Nếu mình không tra chuốt, để ý vê hình ảnh thì sẽ làm cho bộ phim vênh với thực tế và người ta rất dễ đoán ra lỗi ấy. Đó là điều tất cả các đạo diễn đang hướng tới."
Có thể thấy, thành công của hai bộ phim này là bởi rất nhiều yếu tố, trong đó khâu làm tư liệu trong hai năm liên tục đóng vai trò rất lớn. Từ việc khớp nối các thời điểm quan trọng trong cuộc đời nhạc sĩ, cho đến việc xây dựng hình ảnh, tính cách nhân vật… người xem đều cảm nhận qua từng chi tiết nhỏ là những chủ ý rất cẩn trọng của đạo diễn Phan Gia Nhật Linh: "Việc làm kịch bản cũng như làm điêu khắc, tức là những khối tư liệu này như một tảng đá lớn, người làm điêu khắc sẽ đục đẽo những phần thừa. Người biên kịch cũng vậy, sẽ đục đẽo những chi tiết thừ, không phục vụ cho tính tư tưởng của phim. Mình chỉ giữ lại những gì cần thiết của bộ phim."
Nhiều người thắc mắc việc ra cùng lúc hai phim có làm giảm chất lượng của bộ phim? Thế nhưng, với quá trình chuẩn bị công phu vè mặt tư liệu, đạo diễn Phan Gia Nhật Linh khẳng định: anh còn muốn khai thác câu chuyện ở những góc độ khác trong cuộc đời nhạc sĩ tài hoa này. Chẳng hạn như, khi xem phim, khán giả mới chỉ biết một phần rất nhỏ về nhóm bạn thân thời hoa niên của nhạc sĩ- nhóm “Tuyệt tình cốc” với những tên tuổi như Ngô Kha, Bửu Ý, Định Công, Văn Đỗ… hay như mối quan hệ giữa nhạc sĩ Trịnh Công Sơn và ca sĩ Khánh Ly- một mối duyên kì ngộ hiếm có trong làng nhạc Việt