Đến năm 2024 Việt Nam bắt đầu không tiêu thụ chất làm suy giảm tầng ô zôn

(VOV5) - Hội thảo này là một phần của chương trình “Khảo sát về thúc đẩy khung chương trình biến đổi khí hậu tại Việt Nam theo Sổ tay quy tắc thực hiện Thỏa Thuận Paris” mà JICA triển khai từ năm 2020.

Đến năm 2024 Việt Nam không tiêu thụ chất làm suy giảm tầng ô zôn (HCFCs)Đây là thông tinđược Cục Biến đổi khí hậu đưa ra tạiHội thảo trực tuyến: Trao đổi kinh nghiệm về quản lý vòng đời các chất làm suy giảm tầng ô zôn Fluorocacrbon do Bộ Tài nguyên và Môi trường phối hợp với Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA) tại Việt Nam tổ chức ngày 28/4, tại Hà Nội.

Đến năm 2024 Việt Nam bắt đầu không tiêu thụ chất làm suy giảm tầng ô zôn - ảnh 1Quang cảnh hội thảo. Ảnh: Báo Tài nguyên và Môi trường.

Tiến sỹ Tăng Thế Cường, Cục trưởng Cục Biến đổi khí hậu, Bộ Tài nguyên và Môi trường, cho biết Luật bảo vệ môi trường năm 2020 có hiệu lực thi hành từ 01/01/2022 quy định trách nhiệm và yêu cầu các bộ ngành liên quan cần có các hành động cụ thể để loại bỏ dần các chất làm suy giảm tầng ôzôn và giảm dần khí HFC: “Việt Nam triển khai các hoạt động chuẩn bị để bắt đầu loại bỏ dần khí carbon. Đây là nỗ lực của Việt Nam và cũng là cam kết mà Việt Nam thực hiện các điều ước quốc tế. Việt Nam cũng đang xây dựng các văn bản quy định chi tiết thi hành Luật bảo vệ môi trường và hướng dẫn chi tiết các điều chúng ta cần phải đưa vào trong cuộc sống”.

Hội thảo này là một phần của chương trình “Khảo sát về thúc đẩy khung chương trình biến đổi khí hậu tại Việt Nam theo Sổ tay quy tắc thực hiện Thỏa Thuận Paris” mà Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA) đã triển khai từ tháng 7/2020, nhằm giúp Việt Nam trao đổi kinh nghiệm về quản lý khí fluorocarbon (F-gas) với các nước khác như Nhật Bản, Úc, Singapore và Malaysia.

Tin liên quan

Phản hồi

Các tin/bài khác