Bế mạc hội nghị đại biểu Quốc hội chuyên trách

(VOV5) - Sáng 9/9, hội nghị đại biểu Quốc hội chuyên trách bế mạc sau gần 2 ngày làm việc.


Trước đó, cho ý kiến về dự án Luật về hội, một số đại biểu cho rằng cần có quy định cụ thể phân loại các hội để từ đó có chính sách phù hợp hỗ trợ hoạt động của hội.Thảo luận tại phiên họp, có ý kiến cho rằng tất cả các tổ chức hội đều phải đăng ký với cơ quan quản lý nhà nước. Với các hội có phạm vi lớn, số lượng hội viên đông, có tác động xã hội rộng, ảnh hưởng đến nhiều vấn đề thì có thể đăng ký với các cơ quan Trung ương. Còn các hội có phạm vi tác động nhỏ thì có thể đăng ký với chính quyền cấp tỉnh, huyện, thậm chí là cấp xã. Song dù là hình thức nào cũng cần phải đăng kí hoạt động, còn cách thức, hình thức quy định, điều kiện thủ tục đăng ký thế nào tùy từng loại hội. Đại biểu Trương Anh Tuấn, đoàn Nam Định, nêu rõ:Ở đây cũng có ý kiến của đại biểu nêu là đã là hội thì phải đăng kí để nhà nước quản lý. Thế nhưng tôi nghĩ rằng có nhiều hội mà chúng ta có lúc còn gọi là hội không chính thức như hội đồng hương, hội truyền thống… thì rõ ràng hội này chúng ta không thể nói là có thể quản lý tốt được. Cho nên chúng ta thừa nhận nhưng không đặt vào việc nhà nước phải quản lý chặt chẽ. Tôi tán thành với dự án Luật là đối với hội không có tư cách pháp nhân, hội không phải đăng kí thì những người tham gia phải chịu trách nhiệm cá nhân trước pháp luật”.

Bế mạc hội nghị đại biểu Quốc hội chuyên trách - ảnh 1
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân phát biểu khai mạc phiên họp Ảnh: Trọng Đức



Phát biểu bế mạc hội nghị đại biểu Quốc hội chuyên trách, Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu đề nghị cơ quan soạn thảo và cơ quan thẩm tra phối hợp chặt chẽ để nghiên cứu, tiếp thu các ý kiến thảo luận, hoàn thiện dự thảo Luật tín ngưỡng tôn giáo, Luật về hội, trước khi trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội trong phiên họp tới đây. Riêng đối với dự thảo Luật về hội, Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu đề nghị các quy định trong dự thảo Luật cần đảm bảo quy định của Hiến pháp về tôn trọng, bảo đảm, bảo vệ quyền tự do lập hội của công dân được quy định trong Hiến pháp 2013, đảm bảo yêu cầu quản lý nhà nước về hội trong tình hình mới, giải quyết được những vướng mắc, bất cập hiện nay về công tác này.

Tin liên quan

Phản hồi

Các tin/bài khác