Chiến lược xuất, nhập khẩu hàng hóa thời kỳ 2011-2020

(VOV) - Việt Nam cần phải có một chiến lược xuất nhập khẩu hiệu quả trong giai đoạn tới. Nhận định này được đưa ra tại Hội thảo Tác động của hội nhập kinh tế quốc tế đối với kinh tế và thương mại Việt Nam - Khuyến nghị chính sách thực hiện Chiến lược Xuất – Nhập khẩu hàng hóa thời kỳ 2011-2020, định hướng đến năm 2030, diễn ra ngày 10/4, tại Hà Nội.

Chiến lược xuất, nhập khẩu hàng hóa thời kỳ 2011-2020 - ảnh 1


Các chuyên gia nhận định, nếu như việc gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), sức ép lớn nhất đối với Việt Nam là thể chế và dịch vụ, thì các hiệp định thương mại tự do song phương và khu vực lại gây nhiều sức ép  đến thương mại hàng hóa do mức độ cắt giảm thuế nhập khẩu sâu rộng trong ASEAN. Theo đó, có khoảng 90% số dòng thuế sẽ về 0% vào năm 2015, phần lớn số còn lại sẽ đưa về 0% vào năm 2018. Điều đó cũng đồng nghĩa với áp lực cạnh tranh sẽ ngày càng gia tăng với các doanh nghiệp Việt Nam.


Thứ trưởng Bộ Công thương Nguyễn Thành Biên cho biết: “Trong 5 năm chúng ta vẫn được hưởng những ưu đãi về giảm thuế và mở cửa thị trường của các đối tác ASEAN+ mà họ có khu vực mậu dịch tự do đã ký. Đây là cơ hội lớn nhưng cũng là thách thức, bởi đến hết năm 2015 chúng ta phải cam kết giảm thuế và mở cửa thị trường như các đối tác ASEAN và ASEAN+. Vấn đề đặt ra là trong 3 - 4 năm tới chúng ta tận dụng cơ hội này và đưa doanh nghiệp cạnh tranh bình đẳng.


Các chuyên gia cũng kiến nghị chính sách, cơ chế quản lý xuất nhập khẩu Việt Nam nhằm thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa, hạn chế nhập siêu giai đoạn 2011-2015, mục tiêu đến 2030./.

Phản hồi

Các tin/bài khác