Hơn 34.000 trẻ em góp ý kiến vào Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em

(VOV5) - Ngày 9/5, tại Hà Nội, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội phối hợp với Ủy ban Văn hóa giáo dục thanh niên thiếu niên và nhi đồng của Quốc hội tổ chức Hội thảo thông tin kết quả thăm dò ý kiến trẻ em góp ý kiến sửa đổi, bổ sung Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em. Cuộc khảo sát, thăm dò ý kiến của trẻ em được thực hiện từ ngày 15/7 đến 15/9/2012, trên 3 kênh chính: phát phiếu thăm dò trực tiếp tại 10 tỉnh, thành phố; qua tổng đài 18001567 và qua internet ở địa chỉ: ykientreem.molisa.gov.vn, có hơn 34.000 trẻ em ở độ tuổi từ 11-18 tuổi tham gia trả lời. Đây là lần đầu tiên Bộ Lao động Thương binh và xã hội tổ chức trưng cầu ý kiến trẻ em để sửa đổi toàn diện Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em năm 2004 cho phù hợp với các công ước quốc tế và tình hình thực tiễn. Các ý kiến tại Hội thảo được Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội tổng hợp chuyển tới ban sửa đổi Luật để bổ sung và dự kiến trình Quốc hội dự án luật sửa đổi luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em vào cuối năm 2015. Thứ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội Doãn Mậu Diệp, cho biết: Trẻ em chưa có tổ chức đại diện cho mình, vì vậy cuộc thăm dò ý kiến này là để phát huy tốt nhất và thúc đẩy quyền trẻ em, đặc biệt là quyền tham gia ý kiến của mình. Cuộc thăm dò này là cơ hội để trẻ em nói lên tiếng nói của mình và được trực tiếp tham gia và chuyển tải mong muốn của mình vào quá trình xây dựng chính sách, luật pháp.

Hơn 34.000 trẻ em góp ý kiến vào Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em    - ảnh 1


Theo Báo cáo tại hội thảo, ý kiến của đa số trẻ em tập trung vào 2 nội dung về độ tuổi trẻ em và bổ sung các quy định về quyền tham gia được quy định trong luật. Các em đề nghị điều chỉnh tăng độ tuổi của trẻ em lên dưới 18 tuổi, thay vì dưới 16 tuổi như trong luật hiện hành. Đồng thời, đa số trẻ em cũng đồng tình việc tổ chức Diễn đàn trẻ em quốc gia đã tạo cơ hội được tham gia ý kiến liên quan đến quyền và nghĩa vụ của mình.

Tin liên quan

Phản hồi

Các tin/bài khác